Nhà thuốc Hưng Thịnh

Viêm bàng quang là bệnh cấp và mãn tính xảy ra bên trong bàng quang. Bệnh chủ yếu do nhiễm khuẩn gây ra và bệnh có khả năng tái phát nhiều lần. Do đó, mà có không ít bệnh nhân lo lắng viêm bàng quang có nguy hiểm không?

Bệnh viêm bàng quang cấp có thể gặp ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên bệnh thường gặp ở người cao tuổi nhiều hơn. Đồng thời, bệnh có khả năng tái phát nhiều lần, làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như đời sống sinh hoạt của bệnh nhân. Vậy viêm bàng quang có nguy hiểm không? Bệnh nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm bàng quang mãn tính và để lại nhiều hậu quả xấu.

Viêm bàng quang là gì?

Viêm bàng quang là tình trạng bệnh cấp hay mãn tính trong bàng quang. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do nhiễm khuẩn, chiếm hơn 50% số trường hợp nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Ngoài ra, bệnh còn do một số nguyên nhân khác như: Tác dụng phụ của thuốc, xạ trị vùng chậu, rò bàng quang và đường tiêu hóa.

Hiện nay, tỉ lệ nữ giới mắc bệnh cao hơn so với nam giới. Nhìn chung, nếu tình trạng viêm bàng quang diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn rồi kết thúc, đây được gọi là viêm bàng quang cấp tính và cần được điều trị sớm.

Ngược lại, khi các triệu chứng của bệnh xuất hiện liên tục trong thời gian dài có thể dẫn đến viêm bàng quang mãn tính. Lúc này, việc điều trị gặp nhiều khó khăn và không đem lại hiệu quả cao nhất. Bên cạnh đó, có còn nhiều nguyên nhân khiến bệnh viêm bàng quang tái phát nhiều lần gây ảnh hưởng đến sức khỏe. 

Viêm bàng quang là gì? Viêm bàng quang là gì?

Nguyên nhân gây viêm bàng quang

Nếu như đang thắc mắc viêm bàng quang có nguy hiểm không thì trước hết mọi người nên tìm hiểu nguyên nhân để còn biết cách phòng tránh và giảm được tối thiểu nguy hiểm đối với sức khỏe. 

Viêm bàng quang do vi khuẩn

Vi khuẩn xâm nhập từ bên ngoài qua đường dẫn tiểu (ống niệu đạo) vào cơ thể gât bệnh. Nếu như cơ thể khỏe mạnh, hệ tiết niệu bình thường có thể ngăn chặn vi khuẩn tồn tại và phát triển. Cùng với đó, nước tiểu cùng có đặc tính kháng khuẩn, ức chế sự sản sinh của vi khuẩn. Tuy nhiên, một khi cơ thể suy yếu, sức đề kháng giảm hay niệu đạo bị tổn thương thì chính là cơ hội để vi khuẩn xâm nhập và phát triển. Những vi khuẩn thường gây viêm bàng quang bao gồm: 

  • Escherichia Coli đây là vi khuẩn gây bệnh thường gặp nhất, chiếm đến 80% các ca bệnh viêm bàng quang.
  • Một số loại vi khuẩn cũng có khả năng gây bệnh như proteus, klebsiella, enterococcus faecalis, chlamydia, mycoplasma, tụ cầu vàng hay trực khuẩn mủ xanh.

Các nguyên nhân khác

Bên cạnh đó, bệnh còn do một số nguyên nhân khác như:

  • Viêm bàng quang kẽ.
  • Xạ trị, nhất là xạ trị vùng chậu.
  • Thuốc: Thuốc hóa trị như ifosfamide, cyclophosphamide,…

Triệu chứng bệnh viêm bàng quang

Việc nhận biết triệu chứng bệnh để kịp thời điều trị cũng giảm thiểu được viêm bàng quang có nguy hiểm không, bởi tránh được những biến chứng:

  • Trong ngày đi tiểu nhiều lần hơn so với binh thường. Tuy nhiên, mỗi lần đi chỉ một ít.
  • Tiểu ra máu, nước tiểu đục hay có mùi hôi nồng.
  • Cảm thấy đau hay nóng rát khi tiểu.
  • Luôn có cảm giác phải đi tiểu gấp nếu không sẽ bị són tiểu
  • Đau trằn bụng dưới.
  • Sốt nhẹ.

Triệu chứng bệnh viêm bàng quang Triệu chứng bệnh viêm bàng quang

Viêm bàng quang có nguy hiểm không?

Nhiều người thường lo lắng không biết bệnh viêm bàng quang có nguy hiểm hay không? Thực tế, tình trạng bệnh có đe dọa tới sức khỏe hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Nếu bệnh nhân phát hiện sớm và điều trị dứt điểm thì có thể yên tâm về tình trạng sức khỏe của bản thân. Tuy nhiên, nếu kéo dài thời gian chữa trị thì tình trạng nhiễm trùng sẽ nặng thêm, có thể dẫn đến tình huống xấu gây ra các biến chứng viêm bàng quang như sau:

  • Tiểu ra máu: Nếu bệnh tiến triển nặng thì bệnh nhân đi tiểu ra máu do niêm mạc bàng quang phù nề, xuất huyết
  • Viêm đài bể thận: Vi khuẩn từ bàng quang di chuyển ngược lên trên thận gây viêm thận. Điều này có thể làm tạo thành các sẹo xơ nhu mô thận dẫn đến nguy cơ suy giảm chức năng của thận.
  • Nguy cơ vô sinh, hiếm muộn: Đối với nam giới, đường nước tiểu ở niệu đạo cũng đồng thời là đường xuất tinh, có mối liên hệ mật thiết giữa đường tiết niệu và đường sinh dục. Do đó mà sự viêm nhiễm có thể lây lan sang cơ quan sinh dục làm giảm chức năng sinh sản, tăng nguy cơ vô sinh, hiếm muộn.
  • Bàng quang tăng hoạt: Nếu để bệnh kéo dài hay tái phát nhiều lần có khả năng dẫn tới các biến chứng lên thần kinh, cơ bàng quang, gây ra tình trạng bàng quang tăng hoạt, đi tiểu nhiều lần do khả năng chứa nước của bàng quang giảm
  • Sỏi thận: Nếu bệnh không được điều trị kịp thời gây ra sỏi thận và các biến chứng ở đường tiết niệu
  • Ung thư bàng quang: 85% bệnh nhân ung thư bàng quang là do biến chứng của viêm bàng quang.

Bệnh viêm bàng quang cấp nếu không được phát hiện sớm cũng có thể gây nhiễm trùng huyết rất nguy hiểm.

Viêm bàng quang có nguy hiểm không? Viêm bàng quang có nguy hiểm không?

Phương pháp điều trị viêm bàng quang 

Hiện nay, với sự phát triển của nền y học hiện đại, bệnh viêm bàng quang có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau. Tùy vào tình tràn của mỗi bệnh nhân, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị hợp lý nhất.

Trong đó, sử dụng thuốc kháng sinh là phương pháp điều trị phổ biến nhất. Điều quan trọng là bệnh nhân nên tuân thủ theo hướng dẫn và đơn thuốc đã kê của bác sĩ. Nếu sử dụng không đúng liều lượng, bạn có thể đối mặt với vấn đề kháng thuốc khiến bệnh diễn biến phức tạp hơn.

Một số biện pháp hỗ trợ trong quá trình điều trị:

  • Dự phòng: Uống nhiều nước.
  • Không nhịn tiểu.
  • Vệ sinh sạch vùng kín sau đúng cách. 
  • Sau khi quan hệ thì nên đi vệ sinh càng sớm càng tốt, có thể bổ sung thêm nước.
  • Không dùng sản phẩm khử mùi hoặc dung dịch vệ sinh vùng kín chứa chất gây kích ứng, mẫn cảm.

Vậy viêm bàng quang có nguy hiểm không? Qua bài viết có thể thấy được bệnh viêm bàng quang cấp tính sẽ rất nguy hiểm nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời. Khi phát hiện một số biểu hiện của bệnh, bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, đánh giá tình trạng bệnh, từ đó lựa chọn phác đồ điều trị thích hợp. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc điều trị khi không có chỉ định của bác sĩ. Bệnh sẽ trở nên nguy hiểm hơn nếu như không được điều trị kịp thời và dứt điểm.

Thy Võ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)