Nhà thuốc Hưng Thịnh

Sa trực tràng là bệnh lý không phổ biến và khá nguy hiểm, khiến cho người bệnh có tâm lý xấu hổ và làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy, cụ thể căn bệnh này như thế nào và phương pháp phẫu thuật Altemeier này ra sao?

Bệnh sa trực tràng nếu như không có biện pháp can thiệp và điều trị kịp thời sẽ gây các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Phẫu thuật Altemeier là một phương pháp điều trị sa trực tràng hiệu quả. Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu thật kỹ về bệnh lý này cũng như phương pháp phẫu thuật Altemeier.

Tìm hiểu về sa trực tràng

Bệnh sa trực tràng và phương pháp phẫu thuật Altemeier1

Sa trực tràng là bệnh lý hiếm gặp 

Bệnh sa trực tràng là một bệnh lý hiếm gặp, trung bình 100.000 mới chỉ có khoảng 3 người mắc phải căn bệnh này. Bệnh thường gặp ở người lớn hơn là trẻ em và đặc biệt là phụ nữ trên 50 tuổi. Phụ nữ càng lớn tuổi càng dễ mắc phải bệnh lý này bởi sự suy yếu chung của các cơ sàn chậu. Mặc dù bệnh lý này không quá nguy hiểm nhưng sẽ gây ra tâm lý xấu hổ cho người bệnh từ đó mà chất lượng cuộc sống bị suy giảm, khiến cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi. Ngoài ra, nếu không can thiệp sớm bệnh sẽ gây các biến chứng ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa như loét trực tràng và co thắt trực tràng. Biến chứng hoại tử, mô trực tràng bị bóp nghẹt phân hủy và chết cũng sẽ đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

Trực tràng là bộ phận cuối cùng của ruột già và là nơi lưu trữ phân trước khi thải ra ngoài.

Sa trực càng cụ thể là tình trạng một phần của trực tràng bị sa xuống hoặc trượt ra khỏi hậu môn. Sa trực tràng được chia làm ba loại:

  • Sa bên ngoài: Đây là loại sa trực tràng phổ biến nhất. Độ dày toàn bộ của thành trực tràng bị sa ra ngoài hậu môn. 

  • Sa niêm mạc: Một phần của niêm mạc trực tràng bị sa ra ngoài hậu môn.

  • Sa bên trong: Trực tràng bắt đầu sa xuống nhưng chưa sa ra ngoài hậu môn.

Theo thời gian bệnh sa trực tràng sẽ dễ dàng nhận thấy. Việc điều trị sa trực tràng phụ thuộc vào giới tính, thể trạng cơ thể, tuổi tác, nguyên nhân gây bệnh và mức độ của bệnh, kết quả cận lâm sàng.

Triệu chứng của sa trực tràng

Bệnh sa trực tràng và phương pháp phẫu thuật Altemeier2

Sa trực tràng sẽ làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh

Người bệnh có thể chỉ cảm nhận thấy một khối u hoặc mô sưng tấy sa ra khỏi hậu môn khi đi đại tiện và có thể dùng tay đẩy ngược vào bên trong ở giai đoạn đầu của bệnh. Dần dần, khối u hay mô có thể bị sa ra bên ngoài hậu môn vĩnh viễn, không thể đẩy ngược vào bên trong.

Bị sa trực tràng lâu ngày sẽ diễn ra thường xuyên hơn khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc khi đứng lên. Người bệnh sẽ cảm thấy bị sa trực tràng giống như khi đi đại tiện nhưng chưa hết phân hay như “ngồi trên một quả bóng”.

Sa trực tràng còn có thể có các triệu chứng khác như cảm thấy khó chịu, khó kiểm soát nhu động ruột, có máu đỏ tươi chảy ra từ trực tràng, có thể bị táo bón.

Phương pháp phẫu thuật Altemeier điều trị sa trực tràng

Bệnh sa trực tràng và phương pháp phẫu thuật Altemeier3

Phẫu thuật Altemeier là phương pháp thường được chỉ định để điều trị sa trực tràng

Bệnh sa trực tràng sẽ được điều trị bằng các phương pháp sau:

  • Điều trị bằng thuốc: Bệnh nhân có thể điều trị bằng thuốc nếu bệnh sa trực tràng ở mức độ nhẹ.

  • Điều trị vật lý trị liệu: Vật lý trị liệu sẽ hỗ trợ trước và sau khi người bệnh thực hiện ca mổ. 

  • Điều trị bằng phương pháp phẫu thuật: Đây là phương pháp phổ biến nhất được chỉ định để điều trị sa trực tràng, đưa trực tràng trở lại vị trí cũ.

Đối với phương pháp phẫu thuật, phụ thuộc vào các yếu tố như sức khỏe tổng thể, tuổi tác và mức độ nghiêm trọng của tình trạng sa trực tràng mà các bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh làm loại phẫu thuật nào.

  • Phẫu thuật bụng: Phẫu thuật bằng phương pháp mổ truyền thống hoặc phẫu thuật nội soi treo trực tràng sa vào xương thiêng.

  • Phẫu thuật Altemeier hay còn gọi là phẫu thuật tầng sinh môn: Các bác sĩ sẽ tiến hành cắt đoạn trực tràng qua ngõ hậu môn – nối trực tràng và ống hậu môn. Phẫu thuật tầng sinh môn nhằm mục đích là tác động đến lớp niêm mạc bên trong của trực tràng hoặc phần trực tràng bị sa ra ngoài hậu môn để đưa chúng trở lại trạng thái như ban đầu.

  • Phẫu thuật Thiersch: Các bác sĩ sẽ khâu và đặt quanh vòng ống hậu môn một sợi silicon để làm chắc lại cơ vòng, phương pháp này thường áp dụng trong sa trực tràng do nhão cơ vòng.

  • Chích tế bào gốc (stem cell) vào cơ vòng nhão. Đây là hướng đi trong tương lai với mục đích phục hồi lại cơ vòng nhão, tác nhân gây ra sa trực tràng. Tế bào gốc là tế bào được lấy từ tế bào trung mô của tủy xương hoặc tế bào cuống rốn, khi tiêm các tế bào này vào cơ vòng sẽ biệt hóa thành tế bào cơ vân của cơ thắt hậu môn.

Trên đây là một số thông tin về bệnh sa trực tràng và phương pháp phẫu thuật Altemeier nhà thuốc Hưng Thịnh tổng hợp đến bạn đọc. Mong rằng qua bài viết này bạn đọc đã có thêm cho mình những thông tin sức khỏe thật bổ ích.

Phương Thảo

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)