Nhà thuốc Hưng Thịnh

Thủy đậu là căn bệnh phổ biến đặc biệt rất hay xuất hiện ở trẻ em, trở thành nỗi ám ảnh với nhiều người lúc mắc phải. Với những ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ và cả sức khỏe trong quá trình bệnh, có khi dẫn đến nhiều biến chứng thủy đậu. Thế nên đa phần các bệnh nhân thường đặt ra câu hỏi liệu thuỷ đậu có bị lại không? Bài viết sau đây sẽ giải đáp cho vấn đề mà nhiều độc giả quan tâm này.

Bệnh nhân từng mắc thủy đậu có nguy cơ bị lại không 1Liệu thủy đậu có bị lại không?

Thủy đậu là gì?

Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm do virus Varicella zoster (VZV) gây ra, thường diễn ra vào mùa Đông và Xuân. Bệnh lan truyền qua đường hô hấp nên rất dễ gây dịch, ngoài ra bệnh còn lây lan gián tiếp qua tiếp xúc với các vật dụng đã nhiễm dịch tiết từ mụn nước thủy đậu.

Bệnh thường có thời gian ủ bệnh khoảng 14 ngày với các biểu hiện lâm sàng là sốt, phát ban những nốt phỏng trên da và niêm mạc. Đồng thời bệnh nhân sẽ cảm thấy mệt mỏi, đau nhức. Các nốt thủy đậu này xuất hiện khoảng 2 – 4 ngày sau khi phát bệnh, và tự xẹp, bong vẩy sau khoảng 10 – 14 ngày. Bệnh diễn biến lành tính tuy nhiên cũng có những trường hợp đặc biệt dẫn đến biến chứng viêm não, viêm phổi…

Bệnh nhân từng mắc thủy đậu có nguy cơ bị lại không 2Người bệnh thủy đậu thường nóng sốt và nổi các nốt mụn thủy đậu khắp cơ thể.

Thủy đậu có bị lại không?

Phần lớn bệnh nhân từng mắc thủy đậu đều thắc mắc về vấn đề thủy đậu có bị lại không. Thực tế cho thấy tính đến nay trên toàn thế giới vẫn chưa ghi nhận được trường hợp nào tái phát thủy đậu cả.

Nghiên cứu cho thấy người bệnh sau khi bị thủy đậu 1 lần sẽ không mắc thủy đậu nữa, nghĩa là bạn đã miễn dịch với thủy đậu. Tuy nhiên nhiều người sau này có thể nhầm lẫn bệnh thủy đậu với các căn bệnh ngoài da khác có dấu hiệu tương tự. Đó là các trường hợp hiếm hoi khi có vấn đề về miễn dịch hoặc do nồng độ kháng thể đã giảm sau tiêm chủng, mà người trưởng thành có thể phát bệnh dưới dạng zona (giời leo).

Bệnh zona là một dạng nhẹ của thủy đậu mà bạn có thể chữa khỏi, không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Giữ vệ sinh cơ thể cẩn thận và bôi thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ sẽ giúp bệnh nhanh khỏi hơn.

Bệnh nhân từng mắc thủy đậu có nguy cơ bị lại không 3Người từng mắc thủy đậu có nguy cơ tái phát dưới dạng zona.

Phòng ngừa thủy đậu

Dù chúng ta đã có được đáp án cho câu hỏi thủy đậu có bị lại không rồi, nhưng cũng không được chủ quan mà lơ là với bệnh. Hãy luôn nhớ rằng phòng bệnh là hơn chữa bệnh.

  • Tiêm phòng vaccine cho trẻ em từ 1-12 tuổi một liều 0.5ml, từ sau 13 tuổi tiêm 2 liều cách nhau 6 tháng đến 10 tuần. Với phụ nữ có ý định mang thai cần tiêm ngừa trước đó 2-3 tháng để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và con.
  • Khi đang sốt hoặc bị nhiễm khuẩn cấp tính, mang thai, thiếu hụt miễn dịch, mẫn cảm với thành phần vaccine thì không tiêm ngừa thủy đậu.
  • Cách ly với nguồn bệnh để tránh lây lan như bệnh viện, trường học, những nơi đông người như bến xe. Trường hợp bắt buộc phải đến thì cần đeo khẩu trang y tế, vệ sinh bằng xà phòng diệt khuẩn ngay sau đó.
  • Nâng cao sức đề kháng, giữ vệ sinh sạch sẽ và tránh nguồn lây nhiễm.
  • Trẻ em cũng có thể tăng cường hệ miễn dịch bằng cách bổ sung các loại thực phẩm chức năng chứa đầy đủ vitamin và khoáng chất thiết yếu mà thức ăn hằng ngày không cung cấp đủ.

Thụy Anh

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)