Nhà thuốc Hưng Thịnh

Khi bị gãy xương cẳng chân, ngoài cách lưu ý trong sinh hoạt, người bệnh cũng rất quan tâm đến gãy xương cẳng chân nên ăn gì để mau hồi phục, xương nhanh liền và không ảnh hưởng đến chức năng đi lại. Để giải đáp rõ hơn, mời bạn tham khảo bài viết sau đây.

Xương chân có vai trò quan trọng trong việc đi lại, di chuyển, chịu tải trọng của cả cơ thể. Vì vậy mà khi xương cẳng chân bị tổn thương, cụ thể là gãy xương cẳng chân cần có chế độ dinh dưỡng thích hợp với tình trạng sức khỏe. Vậy gãy xương cẳng chân nên ăn gì? 

Chế độ dinh dưỡng cho người gãy xương cẳng chân

Trả lời cho câu hỏi gãy xương cẳng chân nên ăn gì, chuyên gia dinh dưỡng dành những lời khuyên chân thành cho những bệnh nhân bị gãy xương cẳng chân là hãy cố gắng giữ một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng và cân bằng trong mỗi bữa ăn, duy trì thói quen ăn uống khoa học một cách lâu dài là điều kiện giúp bạn đạt hiệu quả điều trị gãy xương cẳng chân tốt hơn. 

Bệnh nhân gãy xương cẳng chân nên ăn gì trong quá trình điều trị 1

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong điều trị gãy xương cẳng chân

Đầu tiên, người bị gãy xương cẳng chân cần đảm bảo cung cấp tốt đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng là đạm, đường bột, chất béo và vitamin, khoáng chất. Nguồn dinh dưỡng cũng nên đa dạng, tránh ăn mãi một món dẫn đến thiếu chất dinh dưỡng. Thịt, cá, các loại đậu, sữa và các chế phẩm từ sữa, rau xanh, rau bina, bông cải xanh,… nên có mặt trong mỗi bữa ăn của người gãy xương cẳng chân. 

Vậy gãy xương cẳng chân nên ăn gì? Nhiều bác sĩ đã khuyến cáo bệnh nhân gãy xương của họ, đặc biệt là bệnh nhân phẫu thuật gãy xương cẳng chân cần bổ sung tăng cường các dưỡng chất dưới đây để kích thích tái tạo tế bào xương mới, trong đó gồm có các nhóm sau đây. 

Người bệnh gãy xương cẳng chân nên ăn gì? 

Canxi 

Nhóm dinh dưỡng đầu tiên không thể thiếu khi nhắc đến gãy xương cẳng chân nên ăn gì, đó chính là canxi. Đối với người bị gãy xương, canxi đóng vai trò hết sức quan trọng, gần như không thể thiếu nếu muốn xương tái tạo, phục hồi nhanh chóng, chức năng xương được đảm bảo. 

Khi cơ thể có đầy đủ lượng canxi cần thiết, quá trình tái tạo tế bào xương mới sẽ diễn ra, làm lành, nối liền vết gãy xương, từ đó phục hồi cấu trúc, chức năng xương khớp. 

Những thực phẩm giàu canxi không thể bỏ qua trong bữa ăn hàng ngày có thể kể đến như cá, trứng, các loại hải sản có vỏ cứng như tôm, cua, ghẹ, sữa tươi tách béo, sữa chua, phô mai,… 

Hãy bổ sung magie 

Nếu thắc mắc gãy xương cẳng chân nên ăn gì, người bệnh nhất định không nên bỏ qua khoáng chất magie trong chế độ ăn uống hàng ngày. Theo nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, magie có vai trò như một chất kích thích quá trình hình thành tế bào xương mới, tăng tổng hợp và hấp thụ canxi, chính vì thể, để vết thương mau lành, bạn nên ăn thực phẩm giàu magie mỗi ngày. 

Các thức ăn giàu magie bạn cần bổ sung vào thực đơn như chuối chín, trứng gà, rau xanh đậm, rau có lá, cá thu, cá trích, tôm, các loại hạt ngũ cốc, sữa tươi và các chế phẩm từ sữa khác như phô mai, sữa chua,… Ngoài hiệu quả với phục hồi xương, magie còn hỗ trợ ổn định nhịp tim, tăng dẫn truyền xung thần kinh,… 

Bệnh nhân gãy xương cẳng chân nên ăn gì trong quá trình điều trị 2

Cá trích – Nguồn bổ sung magie dồi dào

Bổ sung kẽm mỗi ngày 

Nếu bạn đang thắc mắc không biết gãy xương cẳng chân nên ăn gì thì hãy bổ sung thêm kẽm vào bữa ăn mỗi ngày, cùng với các khoáng chất khác như canxi, magie,… nhé. Không phải tự nhiên mà hầu hết các bác sĩ đều khuyến cáo bệnh nhân gãy xương cẳng chân nên bổ sung đủ lượng kẽm cần thiết. 

Kẽm là một trong số những nguyên tố vi lượng cần thiết cho sức khỏe, nằm trong nhóm những khoáng chất không thể thiếu, khi thiếu hụt sẽ dẫn đến nhiều ảnh hưởng như rụng tóc, tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ hơn,… 

Đối với hệ xương khớp, kẽm đóng vai trò quan trọng khi là chất giúp xương thêm chắc khỏe hơn, phát triển mạnh mẽ về cả chiều dài xương và độ cứng. Ngoài ra, kẽm còn ngăn hấp thụ mỡ thừa, hạn chế béo phì, kiểm soát cân nặng tốt hơn,… Người bệnh gãy xương cẳng chân nên ăn thêm các loại đậu, hải sản, nấm,… trong thực đơn hàng ngày. 

Photpho 

Bệnh nhân gãy xương cẳng chân nên ăn nhiều thực phẩm chứa photpho đơn giản là vì đây là khoáng chất có mặt trong hầu hết hoạt động, cơ quan trong cơ thể con người. Hơn thế nữa, photpho không thể tự tổng hợp hoặc sản sinh nên nguồn bổ sung photpho từ bên ngoài vô cùng quan trọng. 

Các nghiên cứu khoa học gần nhất cho thấy, thiếu hụt photpho có thể dẫn đến chứng còi xương, loãng xương, lão hóa xương sớm. Gãy xương cẳng chân nên ăn gì? Bạn nên ăn thêm nhiều ngũ cốc nguyên hạt, sữa, trứng, cá tươi, thịt nạc,… để tăng cường nạp photpho. 

Axit Folic 

Ở bà bầu, axit folic là một trong những khoáng chất cần bổ sung nhiều nhất bởi có thể ảnh hưởng đến hệ thống xương khớp, gây còi xương, xương giòn, dễ gãy, vỡ, thần kinh kém hiệu quả,… nếu thiếu đi loại nguyên tố vi lượng này. 

Vì thế, người bị gãy xương cẳng chân cũng nên ăn nhiều hơn thực phẩm giàu axit folic, tránh trường hợp thiếu hụt dẫn đến xương lâu lành, kém hấp thụ canxi, chức năng vận động và độ chắc khỏe bị ảnh hưởng xấu. 

Những thực phẩm chứa nhiều axit folic có thể kể đến như bông cải xanh, bắp cải, bí xanh (bí đao), các loại nấm tươi, ớt chuông xanh, đỏ, vàng, đậu và các loại hạt họ đậu, rau mùi tây, rau diếp, các loại xà lách,… 

Bệnh nhân gãy xương cẳng chân nên ăn gì trong quá trình điều trị 3

Nên có ớt chuông trong thực đơn cho người gãy xương cẳng chân

Vitamin nhóm B 

Loại vitamin nhóm B quan trọng nhất trong quá trình phục hồi xương phải kể đến vitamin B6 và vitamin B12. Nếu thiếu đi 2 loại vitamin này, lượng canxi nạp vào cơ thể khó mà được hấp thụ một cách trọn vẹn, dẫn đến ăn nhiều, bổ sung nhiều nhưng xương không nhận được bao nhiêu, vết thương gãy xương cẳng chân vẫn lâu lành. 

Người bị gãy xương cẳng chân nên ăn nhiều hơn các loại cá béo như cá hồi, rau có lá màu xanh đậm, gan, nội tạng động vật, trứng, đặc biệt là lòng đỏ trứng gà, sữa tươi, sữa các loại hạt, ngũ cốc, hàu, trai, hến, cây họ đậu, thịt bò nạc,… 

Trên đây là những thông tin sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc gãy xương cẳng chân nên ăn gì. Hy vọng đã giúp ích được cho bạn trong quá trình điều trị, chăm sóc người bị gãy xương cẳng chân. Ngoài chế độ ăn uống hàng ngày, người bệnh cũng cần chú ý đến cách vận động, tập đi lại và vật lý trị liệu để chức năng xương được phục hồi tốt nhất nhé. 

Hồng Nhung

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)