Nhà thuốc Hưng Thịnh

Lao phổi là một căn bệnh nhiễm trùng do một loại vi khuẩn lao gây ra. Bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng đối với người bệnh nếu không được điều trị kịp thời. Cũng bởi lao phổi là một bệnh lý về đường hô hấp nên rất nhiều người thắc mắc rằng liệu bệnh lao phổi có lây không?

Có một điều đặc biệt là, không phải ai bị nhiễm phải vi khuẩn lao cũng có nguy cơ bị lao phổi. Để tìm hiểu về vấn đề “bệnh lao phổi có lây không?”, bạn hãy theo dõi nội dung ở bài viết sau nhé.

Bệnh lao phổi có dễ lây không?

Lao phổi là căn bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis (M tuberculosis) gây ra. Theo đó, loại vi khuẩn này không chỉ tấn công phổi mà còn có thể gây tác động đến những bộ phận khác ở trên cơ thể như não, cột sống và thận.

Nguồn bệnh dẫn đến lao phổi thường là do bị lây nhiễm từ người mắc bệnh thông qua những hoạt động hô hấp hàng ngày như ho, khạc, hắt hơi. Có thể nói rằng, đây là còn đường phổ biến nhất và dễ nhất khiến cho lao phổi rất dễ lây nhiễm từ người này sang người kia.

Bệnh lao phổi có lây không? Lây qua con đường nào?1 Bệnh lao phổi có lây không? Lây qua con đường nào?

Một khi cơ địa của bạn kém thì chỉ cần tiếp xúc hoặc hít một lượng nhỏ vi khuẩn lao thì đã có khả năng bị mắc bệnh. Thông thường, lượng vi khuẩn lao từ một người bệnh khi phát ra ngoài không khí có thể truyền cho 10 đến 15 người khác.

Các bác sĩ cũng cho biết rằng một số yếu tố khiến cho căn bệnh lao phổi dễ dàng bị lây lan nhanh nhơn phải kể đến như: Bệnh nhân mắc các bệnh lý mạn tính, suy dinh dưỡng, nghiện rượu, nghiện thuốc lá, mắc phải căn bệnh HIV, dùng các loại thuốc không theo sự chỉ định… Những trường hợp này nếu như tiếp xúc với bệnh nhân hoặc gặp những yếu tố chứa vi khuẩn lao gây bệnh thì rất dễ bị lao phổi.

Bệnh lao phổi lây qua đường nào?

Trên thực tế, vi khuẩn lao thường lây lan qua những con đường như:

Đường hô hấp

Bệnh lao phổi có lây không? Lây qua con đường nào?2 Bệnh lao phổi có thể lây qua con đường hô hấp

Đường hô hấp chính là con đường gần nhất, nhanh nhất khiến cho căn bệnh lao phổi lây từ người bệnh sang người lành. Thông qua việc tiếp xúc, trò chuyện với người bệnh bị ho, khạc, xì mũi…thì bệnh sẽ rất dễ dàng bị lây nhiễm. Các vi khuẩn lao khi phát tán ra môi trường bên ngoài thì sẽ xâm nhập vào bên trong cơ thể và phát triển rất nhanh và gây bệnh cho người khác.

Bệnh lao phổi lây lan qua đường cọ xát

Một người bình thường hoàn toàn có thể rất dễ dàng mắc lao phổi thông qua những vết xước, vết trầy, vết thương khi cọ xát trực tiếp với bệnh nhân lao. Do đó, để ngăn ngừa nguy cơ bị lây nhiễm, cần phải tránh tiếp xúc với bệnh nhân lao khi họ đang có các vết thương ở bên ngoài da.

Lao phổi lây qua con đường sinh hoạt

Việc sinh hoạt chung với bệnh nhân lao phổi cũng có khả năng rất cao khiến cho bạn mắc lao phổi. Sử dụng bát đũa chung, dùng khăn chung… chính là con đường ngắn nhất khiến cho các vi khuẩn lao lây lan sang người khỏe mạnh. Chính vì vậy, khi sống chung với bệnh nhân lao phổi, bạn cần phải đi thăm khám thật sớm nếu như không muốn mình bị lây.

Bệnh lao phổi lây từ mẹ sang con

Bệnh lao phổi sẽ có khả năng bị lây từ mẹ sang con. Tuy nhiên, không phải bất cứ đứa trẻ nào cũng có nguy cơ bị lây lao phổi từ mẹ. Do đó, nếu như mẹ bị mắc bệnh thì tốt nhất là nên theo dõi chặt chẽ cũng như thực hiện theo các chỉ định của bác sĩ để hạn chế nguy cơ lao phổi lây từ mẹ sang con.

Bệnh lao phổi có lây không? Lây qua con đường nào?3 Lao phổi có thể lây từ mẹ sang con

Bệnh lao phổi lây lan qua đường tình dục

Khi thực hiện việc quan hệ tình dục, hai người sẽ phải thực hiện việc hôn sâu và trao đổi tuyến nước bọt cho nhau. Chính vì vậy mà rất dễ khiến cho người còn lại bị lây nhiễm.

Biện pháp phòng ngừa nguy cơ bị lây lao phổi

Bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa căn bệnh lao phổi, thậm chí là viêm phế quản thông qua những biện pháp cơ bản như sau:

  • Bệnh nhân luôn phải đeo khẩu trang mỗi khi đến nơi công cộng và nơi đông người. Mỗi khi hắt hơi hoặc ho, người bệnh cần phải che miệng lại và khạc đờm vào trong những khu vực đã được quy định. Vật chứa nguồn lây cũng như đờm cần phải được hủy theo đúng quy định.
  • Tận dụng nguồn ánh nắng từ mặt trời cho nơi ở cũng như các vật dụng của người bệnh.
  • Bệnh nhân không nên ngủ chung, đi là hay đi học với người khác trong những tuần đầu điều trị.
  • Do vi khuẩn lao rất dễ bị lây lan nhanh hơn khi ở trong những không gian nhỏ và khép kín, không khí không được lưu thông nên bạn cần phải thông khí cho căn phòng. Nếu như bên ngoài không quá lạnh, bạn hãy mở cửa sổ và sử dụng quạt để đưa luồng không khí ở trong phòng ra bên ngoài.

Mỗi người cần phải thực hiện nghiêm túc việc tiêm phòng. Thông thường, ở những quốc gia có căn bệnh lao phổi phát triển, trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh thường được tiêm phòng bằng vắc xin ngừa lao phổi Bacille Calmette-Guerin (BCG).

Như vậy, với câu hỏi “Bệnh lao phổi có dễ lây không”, bạn đã tìm được cho mình câu trả lời rồi chứ. Có thể nói rằng, bệnh lao phổi hoàn toàn có thể lây lan rất nhanh thông qua những con đường đơn giản. Chính vì vậy, mỗi người cần biết cách phòng ngừa và thực hiện điều trị đúng cách để bệnh lý nhanh chóng có sự cải thiện nhé.

Lê Hồng

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)