Nhà thuốc Hưng Thịnh

Có rất nhiều bậc cha mẹ không biết bệnh đẹn là gì và bệnh có gây nguy hiểm gì cho con không khi thấy xuất hiện những mảng trắng sữa trong miệng của con. Hơn nữa bệnh còn khiến cho việc bú và nuốt của trẻ không được thoải mái, làm trẻ bú ít hoặc ít bú làm chậm lên cân. Điều này gây lo lắng cho cha mẹ của trẻ.

Bệnh đẹn lưỡi gây cảm giác khó chịu, trẻ còn có thể cảm thấy đau ở phần lưỡi điều này khiến trẻ bỏ bú và chậm phát triển. Tuy nhiên không phải phụ huynh nào cũng biết đến căn bệnh này. Hãy cùng nhà thuốc Hưng Thịnh tìm hiểu bệnh đẹn là gì và cách xử lý bệnh đẹn ở trẻ nhỏ qua bài viết dưới đây nhé!

Bệnh đẹn là gì?

Bệnh đẹn hay còn gọi là tưa lưỡi hoặc nấm lưỡi, đây là một loại nhiễm trùng do nấm gây ra và xuất hiện dưới dạng các mảng hoặc vết loét màu trắng hoặc vàng bao phủ xung quanh miệng bé như nướu, bề mặt lưỡi hoặc vòm miệng.

Bệnh đẹn thường phổ biến ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh khi còn đang trong giai đoạn bú sữa mẹ. Bệnh khiến trẻ bị đau rát miệng lưỡi, bú ít, đau họng khó nuốt gây nôn trớ. Khi bệnh tiến triển nặng có thể gây viêm sưng tấy hoặc nhiễm trùng nặng.

Bệnh đẹn thường kéo dài, điều trị lâu khỏi và dễ tái phát. Vì vậy, việc phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh để trẻ sớm được chữa trị là điều cần thiết mà cha mẹ nên lưu ý.

Bệnh đẹn là gì? Phương pháp điều trị bệnh đẹn cho trẻ 1 Bệnh đẹn là gì là câu hỏi mà nhiều cha mẹ quan tâm

Triệu chứng của bệnh đẹn ở trẻ

Bệnh đẹn thường gây khó chịu cho trẻ khi bú, khiến trẻ biếng ăn, nôn trớ do đau và khó nuốt. Các triệu chứng của bệnh đẹn ở trẻ bao gồm:

Xuất hiện các mảng trắng bên trong miệng trẻ

Khi bị đẹn, bạn sẽ thấy phủ một lớp trắng hoặc các mảng màu trắng xuất hiện trên lưỡi mặt lưỡi sau đó lan ra các vùng như nướu răng, niêm mạc má trong hay vòm miệng và rất khó làm sạch.

Tuy nhiên, các mảng trắng bệnh lý này rất dễ bị nhầm lẫn với cặn sữa còn đọng lại trên lưỡi sau khi trẻ bú xong. Vì vậy, để chắc chắn trẻ có bị hay không, mẹ hãy dùng khăn mềm ấm hoặc gạc ngón tay lau nhẹ nhàng trên bề mặt lưỡi. Nếu sau khi lau, lưỡi trẻ trở lại màu hồng bình thường và trẻ không đau đớn gì thì không cần xử trí gì.

Ngược lại, nếu các mảng trắng bám chắc vào lưỡi hoặc có bong ra nhưng phía bên dưới lại xuất hiện mảng đỏ to, thô và kèm theo đó là trẻ đau, quấy khóc thì có thể trẻ đang mắc bệnh đẹn lưỡi.

Lở miệng

Khi bệnh tiến triển nặng hơn, các mảng trắng có thể biến chứng thành các vết lở có kích thước khác nhau. Các vết lở này thường có màu đỏ và gây khó chịu, đau đớn cho trẻ.

Nứt lưỡi: Khi trẻ bị đẹn mẹ sẽ thấy một số đường nứt nhỏ màu đỏ trên lưỡi của trẻ khiến trẻ đau rát và khó chịu.

Trẻ bỏ bú và quấy khóc: Bệnh đẹn gây tổn thương lưỡi và khoang miệng khiến trẻ đau, khó chịu, bú ít và quấy khóc, có khi gây sốt cho trẻ.

Khô và nứt nẻ miệng: Các mảng trắng xuất hiện trong khoảng miệng có gây khô, nứt nẻ trong các góc miệng hoặc bề mặt niêm mạc.

Bệnh đẹn là gì? Phương pháp điều trị bệnh đẹn cho trẻ 2 Bệnh đẹn gây đau rát vùng miệng – lưỡi khiến trẻ quấy khóc

Nguyên nhân gây ra bệnh đẹn ở trẻ

Tác nhân gây ra bệnh đẹn ở trẻ sơ sinh là do nấm Candida albicans. Loại nấm này thường sống trong khoang miệng hoặc âm đạo và thường bị các vi sinh vật (lợi khuẩn) khác tấn công và tiêu diệt về mặt dinh dưỡng.

Thông thường, hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh có thể kiểm soát được loại nấm này. Tuy nhiên, khi cơ thể bị suy giảm miễn dịch làm mất cân lợi khuẩn sẽ bị phá vỡ và các loại vi khuẩn, nấm gây bệnh sẽ phát triển. Một số nguyên nhân có thể dẫn đến bệnh đẹn ở trẻ:

  • Vì nấm Candida albicans có thể tồn tại trong môi trường âm đạo của phụ nữ. Do đó, trong quá trình chuyển dạ, trẻ phải di chuyển qua ống sinh của người mẹ, khi đó trẻ có thể bị lây nhiễm loại nấm này từ mẹ ngay khi chào đời.

  • Do thức ăn của trẻ không cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, thức ăn chế biến không kỹ hoặc trẻ gặp vấn đề hệ tiêu hoá.

  • Khi trẻ sử dụng thuốc kháng sinh chống lại một số viêm nhiễm hoặc trẻ bị bệnh bạch cầu cũng là yếu tố tạo môi trường thuận lợi cho nấm miệng hoạt động.

  • Trẻ sử dụng núm vú giả hoặc bình sữa khiến cho miệng trẻ luôn ẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm men phát triển và gây bệnh.

Bệnh đẹn là gì? Phương pháp điều trị bệnh đẹn cho trẻ 3 Nấm Candida albicans là nguyên nhân chính gây nên bệnh đẹn ở trẻ sơ sinh

Phương pháp điều trị đẹn cho trẻ

Khi trẻ mới bị mắc đẹn, để hạn chế sự tiến triển của bệnh mẹ có thể dùng một số phương pháp dân gian sau giúp trẻ khỏi bệnh như:

  • Dùng rau ngót: Lấy một nắm rau ngót rửa sạch, sử dụng nước đun sôi để nguội tráng qua rau ngót. Sau đó, xay nhuyễn rau ngót lấy nước, dùng khăn sạch thấm và lau lưỡi, miệng trẻ. Phương pháp này được sử dụng cho trẻ trên 06 tháng tuổi.

  • Dùng trà xanh: Mẹ lấy ít lá trà xanh rửa sạch và đun sôi với nước cho thêm ít muối. Sau đó lấy khăn sạch thấm vào nước trà xanh và lau miệng lưỡi cho trẻ. Phương pháp này cũng dùng cho trẻ trên 06 tháng tuổi.

  • Sử dụng nước muối sinh lý: Mẹ có thể sử dụng dung dịch NaCl 0,9%, sau đó dùng gạc thấm dung dịch lau sạch miệng và lưỡi cho trẻ từ trong ra ngoài để làm sạch tưa lưỡi hiệu quả nhất.

Bệnh đẹn là gì? Phương pháp điều trị bệnh đẹn cho trẻ 4 Sử dụng miếng gạc sạch có thấm nước muối sinh lý vệ sinh miệng lưỡi trẻ

Tuy nhiên, nếu sử dụng các phương pháp dân gian mà tình trạng bệnh của trẻ vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm thì hãy đưa bé đến ngay các cơ sở y tế để được các bác sĩ chuyên khoa nhi hỗ trợ, tư vấn và điều trị căn bệnh này kịp thời.

Cách phòng bệnh đẹn ở trẻ

Mặc dù phương pháp điều trị bệnh đẹn khá đơn giản nhưng thời gian để khỏi bệnh đẹn thường khá dài và dễ tái phát. Do đó, việc chủ động phòng bệnh cho trẻ là rất cần thiết để giúp con luôn khỏe mạnh và không quấy khóc.

Dưới đây là một số cách phòng ngừa bệnh đẹn cho trẻ:

  • Vệ sinh lưỡi và khoang miệng đúng cách: Mẹ hãy vệ sinh bằng cách lau sạch lưỡi và miệng trẻ hàng ngày bằng gạc có thấm nước muối sinh lý NaCl 0,9% ít nhất 2 lần/ngày (sáng và tối trước khi đi ngủ) để làm sạch cặn sữa còn sót lại sau khi bú.

  • Đối với trẻ bú sữa bình: Mẹ cần vệ sinh sạch sẽ bình sau khi trẻ sử dụng xong và cần hấp bình hoặc tráng bình qua nước nóng khoảng 40 độ C trước khi pha sữa cho trẻ.

  • Sử dụng Nystatin 1gr: Sau khi trẻ được vệ sinh miệng sạch sẽ, mẹ có thể dùng 1 gói Nystatin 1gr dành cho trẻ nhỏ, trộn với 2 muỗng cà phê nước đun sôi để nguội. Sau đó dùng hỗn hợp này lau lưỡi và khoang miệng cho trẻ 1 lần/ngày. Sau khi lau xong dung dịch pha này, cần phải chờ 20 – 25 phút mới cho trẻ ăn.

  • Đối với trẻ bú mẹ: Trước khi cho trẻ bú, mẹ hãy vệ sinh núm vú và bầu vú xung quanh bằng nước ấm để đảm bảo vệ sinh cho trẻ.

Bệnh đẹn là gì? Phương pháp điều trị bệnh đẹn cho trẻ 5 Vệ sinh sạch bình bú sữa trước và sau khi cho trẻ bú sữa bình

Có thể thấy bệnh đẹn tuy không nguy hiểm nhiều tới sức khỏe cho trẻ nhưng gây ra nhiều phiền toái và khó chịu cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, bệnh cũng khá dễ chữa và dễ phòng tránh. Hy vọng với những thông tin mà Nhà thuốc Hưng Thịnh cung cấp trong bài viết trên đã giúp cho bạn đọc hiểu được bệnh đẹn là gì và biết cách xử trí khi trẻ bị đẹn. Chúc bạn đọc tìm được phương pháp điều trị đẹn lưỡi hiệu quả nhất cho bé yêu của mình nhé!

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)