Nhà thuốc Hưng Thịnh

Bệnh đau mắt đỏ rất phổ biến vào những khi thời tiết chuyển mùa. Vậy bệnh đau mắt đỏ có lây không, nếu có thì nó lây sang những con đường nào?

Bệnh đau mắt đỏ có lây không và lây sang con đường nào 1Bệnh đau mắt đỏ có lây không?

Bệnh đau mắt đỏ có lây không?

Bệnh đau mắt đỏ có lây không chính là câu hỏi thường được các bệnh nhân thắc mắc. Bởi những triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ thường xuất hiện rất rầm rộ, và ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân, gây khó chịu cho người bệnh. Bệnh nhân rất khó cách ly hoàn toàn được bởi nó lây lan quá nhanh qua nhiều con đường.

Thế nên đáp án cho câu hỏi bệnh đau mắt đỏ có lây không chính là có. Bệnh đau mắt đỏ lây rất nhanh qua hô hấp, đồ dùng cá nhân như là khăn mặt, chậu rửa…

Bệnh đau mắt đỏ có lây không và lây sang con đường nào 2Không sử dụng chung các vật dụng cá nhân như khăn mặt để tránh lây lan đau mắt đỏ.

Ngoài ra, những trường hợp lây đau mắt đỏ do virus thì có thể lây lan nhiều đường, nhưng nguy hiểm nhất và truyền nhanh nhất là lây qua đường hô hấp. Bệnh nhân có thể bị kèm theo hiện tượng viêm họng hạch hoặc đôi lúc là có hạch ở tai. Bệnh lây qua những hạt tiết tố nhỏ li ti khi người bệnh ho hoặc hắt hơi, vật dụng cá nhân, qua nước bị nhiễm khuẩn… Thế nên những người sống cùng một nhà hoặc trẻ em học cùng lớp rất dễ bị nhiễm bệnh.

Việc lây nhiễm đau mắt đỏ có thể diễn ra ngay khi bệnh nhân chưa có triệu chứng rõ ràng, lây bệnh có thể diễn ra trong thời kỳ ủ bệnh. Sau khi đã khỏi bệnh thì nguy cơ lây lan bệnh cho người khác ở bệnh nhân vẫn còn trong vòng 1 tuần.

Nếu bệnh nhân đeo kính thì vẫn không thể loại trừ được hết nguy cơ lây bệnh, nó chỉ giúp giảm thiểu phần nào thôi. Chỉ đeo kính mà vẫn dùng chung vật dụng cá nhân thì vẫn có khả năng lây bệnh rất lớn.

Làm sao để phòng bệnh đau mắt đỏ

Nếu bệnh nhân không được chữa trị kịp thời thì sẽ có nguy cơ để lại nhiều biến chứng đau mắt đỏ không đáng có. Thế nên, mỗi người trong chúng ta cần có ý thức phòng bệnh thật tốt để tránh nguy cơ nhiễm bệnh.

Đầu tiên để phòng bệnh thì chúng ta cần có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân thật tốt, không sử dụng chung các vật dụng cá nhân như là khăn mặt. Nếu bạn đã mắc bệnh thì cần được nghỉ ngơi và hạn chế giao tiếp với người khác để tránh lây lan.

Hằng ngày, bạn nên rửa tay bằng xà phòng hoặc bằng nước ấm nhiều lần. Đặc biệt không dùng tay dụi hoặc sờ vào mắt đang bị nhiễm trùng để tránh lây lan (nhất là với trường hợp 1 mắt lành 1 mắt bị đau mắt đỏ). Sau khi sờ vào mắt hoặc mặt của người bệnh thì bạn nên rửa tay ngay.

Bệnh đau mắt đỏ có lây không và lây sang con đường nào 3Không nên dùng tay dụi mắt khiến tình trạng đau mắt đỏ nặng hơn.

Với bất kỳ dịch tiết nào xuất phát từ mắt nhiễm trùng thì bạn cũng cần rửa thật sạch mỗi ngày 2 lần. Lấy khăn giấy thấm nước lau từ trong mắt kéo ra ngoài, bắt đầu từ phía gần mũi. Sau đó dùng khăn mới để thấm khô và lưu ý cẩn thận không chạm vào bên mắt không bị bệnh.

Tất cả các loại khăn bông hay khăn mặt, khăn trải giường của người mắc bệnh cũng cần được giặt riêng với đồ giặt của người lành bệnh trong gia đình. Lưu ý giặt bằng bột giặt và nước nóng rồi sấy khô, phơi nắng để được đảm bảo tiệt trùng.

Thụy Anh

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)