Nhà thuốc Hưng Thịnh

Phụ huynh bao giờ cũng lo lắng khi con mình mắc bệnh, đặc biệt là những căn bệnh khó chữa như bệnh bạch cầu cấp dòng Lympho. Bởi vậy, cha mẹ cần hết sức lưu ý những điều sau!

Trẻ em có hệ miễn dịch yếu nên rất dễ bị mắc các căn bệnh nguy hiểm. Trong đó, tỷ lệ trẻ em mắc bệnh bạch cầu cấp dòng Lympho chiếm đến 30% trong tổng số trẻ em mắc u ác tính. Muốn trẻ chiến thắng được căn bệnh này, cha mẹ cần hết sức lưu ý trong quá trình trẻ điều trị. Bạn hoàn toàn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để lên kế hoạch chăm sóc trẻ hiệu quả hơn. 

Bạch cầu cấp dòng Lympho là gì? 

Căn bệnh xảy ra do dòng tế bào Lympho hoặc do dòng tế bào tủy tăng sinh ác tính trong quá trình tạo máu. Thông thường, các bé nam sẽ có tỷ lệ mắc bệnh này cao hơn so với các bé gái. 

Trẻ em khi mắc bệnh bạch cầu cấp dòng Lympho sẽ phải chịu đựng các hệ lụy nguy hiểm như: Thiếu máu, nhiễm trùng tái phát, cơ thể xuất hiện các vết bầm tím và rất dễ chảy máu.

Nguyên nhân trẻ mắc bạch cầu cấp dòng Lympho 

Đến nay, các bác sĩ vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ra căn bệnh này. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng đã khoanh vùng được một số nguy cơ có thể tạo điều kiện cho bệnh phát triển nhanh hơn là: 

Nhiễm trùng 

Thông thường, hệ miễn dịch sẽ đảm nhận vai trò chữa lành các vết thương trên cơ thể con người. Tuy nhiên, đối mặt với các vết thương bị nhiễm trùng, hệ miễn dịch trong nhiều trường hợp sẽ phản ứng bất thường, khiến bệnh bạch cầu cấp diễn ra âm thầm trong cơ thể của trẻ. 

Cha mẹ cũng cần lưu ý rằng căn bệnh này không có khả năng truyền nhiễm nên có thể loại bỏ tình trạng lây nhiễm bạch cầu cấp qua vết thương hở.

Bức xạ ion hóa 

Nếu để trẻ tiếp xúc trong thời gian dài với lượng bức xạ ion hóa lớn, trẻ rất dễ bị bạch cầu cấp dòng Lympho. Lượng bức xạ này có nhiều trong các chùm tia X hoặc các chất phóng xạ và càng dễ phát tác ở những trẻ sơ sinh hoặc trong những năm đầu đời của trẻ.

Bệnh bạch cầu cấp dòng lympho ở trẻ em: Cha mẹ cần chú ý điều gì? 1 Bạch cầu cấp dòng Lympho có thể do tiếp xúc lâu dài với bức xạ

Yếu tố di truyền 

Không thể phủ nhận rằng nhiều trẻ bị bạch cầu cấp dòng Lympho do yếu tố di truyền. Những trẻ xuất hiện các rối loạn bẩm sinh như hội chứng Down lại càng có nguy cơ mắc căn bệnh này. 

Lưu ý khi điều trị và theo dõi bạch cầu cấp dòng Lympho ở trẻ em

Không phải đứa trẻ nào cũng có thể tự nhận biết được những dấu hiệu bất thường của cơ thể. Vì vậy, cha mẹ sẽ đóng vai trò quyết định, đồng hành cùng con vượt qua bệnh tật. Các bác sĩ rất khuyến khích cha mẹ đặt câu hỏi trong quá trình thăm khám để hỗ trợ bác sĩ theo dõi bệnh của trẻ. Bạn nên lưu lại và nhờ các bác sĩ tư vấn trong những lần thăm khám tiếp theo: 

Câu hỏi khi trẻ được chẩn đoán 

  • Con bị mắc loại bệnh bạch cầu gì?

  • Bác sĩ vui lòng giải thích về tình trạng bệnh lý (kết quả xét nghiệm) của trẻ?

  • Chúng ta có cần làm thêm những xét nghiệm khác để xác nhận lại kết quả chẩn đoán không?

  • Kết quả phân tích dịch tủy sống như thế nào? Có ý nghĩa gì?

  • Kết quả việc chọc hút tủy xương như thế nào? Có ý nghĩa gì?

  • Kết quả của việc nghiên cứu di truyền tế bào học như thế nào? Có ý nghĩa gì? 

Bệnh bạch cầu cấp dòng lympho ở trẻ em: Cha mẹ cần chú ý điều gì? 2 Chẩn đoán là bước đầu tiên để xác định nguyên nhân và phương pháp chữa bệnh 

Câu hỏi khi lựa chọn phương pháp điều trị 

  • Chúng tôi được lựa chọn những phương pháp điều trị nào?

  • Mục tiêu của mỗi phương pháp điều trị là gì? Nó giúp loại bỏ ung thư hay giúp con tôi khỏe hơn, hay cả hai?

  • Những thử nghiệm lâm sàng nào con tôi có thể tiếp cận được? Chúng ở đâu và làm sao tôi có thể tìm hiểu thêm về chúng?

  • Bác sĩ đề xuất kế hoạch điều trị như thế nào? Tại sao lại đề xuất kế hoạch đó?

  • Những ai sẽ tham gia vào đội ngũ điều trị và vai trò của họ như thế nào?

  • Ai sẽ là người điều phối cả quá trình điều trị cho con tôi?

Lưu ý khi kiểm soát tác dụng phụ

  • Những tác dụng phụ nào có thể xảy ra trong quá trình điều trị, cả ngắn hạn và lâu dài?. Tôi phải làm gì để con tôi tránh nhiễm trùng trong lúc điều trị và sau khi quá trình điều trị kết thúc?

  • Khi nào thì tôi cần gọi cho bác sĩ hay bệnh viện nếu xảy ra vấn đề khi con tôi đang ở nhà?

  • Việc điều trị này sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của con tôi như thế nào? Nó có thể đi học hay tham gia những hoạt động như bình thường được không?

  • Những phương pháp điều trị này có ảnh hưởng đến khả năng mang thai và sinh con của con tôi trong tương lai không? Nếu có thì tôi có cần phải nói chuyện với các chuyên gia về sinh sản trước khi bắt đầu chữa trị không?

  • Nếu tôi lo lắng về việc quản lý chi phí liên quan đến quá trình điều trị ung thư cho con tôi, tôi có thể tìm đến sự giúp đỡ từ ai?

Bệnh bạch cầu cấp dòng lympho ở trẻ em: Cha mẹ cần chú ý điều gì? 3 Rụng tóc và vàng da là những tác dụng phụ mà bạch cầu cấp dòng Lympho mang lại 

Lưu ý khi chăm sóc và theo dõi 

  • Con tôi cần những xét nghiệm theo dõi nào? Bao lâu một lần?

  • Những xét nghiệm máu hay kiểm tra nào có thể được thực hiện gần nhà?

  • Những tác dụng phụ lâu dài hoặc xuất hiện trễ có thể xuất hiện với con tôi dựa trên phương pháp đang điều trị?

  • Làm thế nào để tôi có được bản tóm tắt điều trị và kế hoạch chăm sóc để lưu giữ cá nhân?

  • Những dịch vụ hỗ trợ chiến thắng ung thư nào là phù hợp cho con tôi? Và cho gia đình chúng tôi? Tôi nên gọi cho ai khi có những câu hỏi và những vấn đề thắc mắc?

Bệnh bạch cầu cấp dòng lympho ở trẻ em: Cha mẹ cần chú ý điều gì? 4 Chăm sóc giảm nhẹ là phương pháp chăm sóc bệnh nhi được nhiều cha mẹ áp dụng 

Để giúp bé vượt qua căn bệnh bạch cầu cấp dòng Lympho, cha mẹ đừng nên bỏ qua bất cứ dấu hiệu bất thường nào ở trẻ và cũng đừng ngần ngại khi đặt câu hỏi. Đây chính là các tín hiệu giúp bác sĩ kiểm soát quá trình cải thiện bệnh lý ở trẻ được tốt hơn đấy! 

Thu Trang 

Nguồn tham khảo: Yhoccongdong.com

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)