Nhà thuốc Hưng Thịnh

Bệnh bạch biến là bệnh thường gặp về da liễu. Tuy không ảnh hưởng quá nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng lại gây mất thẩm mỹ, khiến người bệnh thường tự ti. Vậy để việc điều trị hiệu quả, bệnh bạch biến kiêng ăn gì là vấn đề nhiều người quan tâm.

Trong quá trình điều trị bất kể loại bệnh gì, ngoài việc chăm sóc sức khỏe theo liệu trình của bác sĩ thì việc bổ sung chất dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt lành mạnh là điều rất cần thiết. Bên cạnh đó, việc kiêng cữ những thực phẩm không tốt cũng giúp cải thiện tình trạng bệnh hơn. Dưới đây là những lưu ý về bệnh bạch biến cũng như giải đáp thắc mắc bệnh bạch biến kiêng ăn gì cho người bệnh. 

Tìm hiểu chung về bệnh bạch biến

Bệnh bạch biến là gì?

Tuy không phổ biến nhưng bệnh bạch biến không phải là bệnh về da liễu hiếm gặp. Đây là một tổn thương trên da khi bị mất tế bào sắc tố khiến một số vùng da trên cơ thể bị mất màu (đổi thành màu trắng).

Dấu hiệu phổ biến nhận diện bệnh bạch biến Dấu hiệu phổ biến nhận diện bệnh bạch biến 

Biểu hiện của bệnh bạch biến 

Dấu hiệu bệnh xuất hiện rõ rệt trên da và có thể quan sát trực tiếp được sự khác nhau giữa vùng da bạch biến với các vùng da khác, cụ thể:

  • Một số vùng da nhỏ trên cơ thể bị mất màu và chuyển sang màu trắng. 

  • Khu vực da thường bị bạch biến là các vùng hở, phơi nhiễm ánh nắng mặt trời như mặt, môi, tay, chân,… thậm chí ở vùng lông, tóc.

  • Vùng da bị bệnh đa dạng về kích thước, có thể rộng đến 1.5 cm, không teo, không đóng vẩy, không rát hay ngứa.

  • Dần dần, mảng da bị giảm sắc tố sẽ lan rộng, nhất là vào mùa hè.

  • Thường xuất hiện ở 2 vị trí đối xứng trên cơ thể.

Bệnh bạch biến có nguy hiểm hay không?

Đây là căn bệnh lành tính, không lây nhiễm, tuy nhiên vùng da bị bạch biến có rủi ro mắc ung thư da do thiếu hắc tố melanin bảo vệ trước tia tử ngoại. Ngoài ra, do ảnh hưởng tới thẩm mỹ nên người bệnh thường tự ti về ngoại hình, ảnh hưởng đến tâm lý cũng như chất lượng cuộc sống.

Bệnh bạch biến có thể xuất hiện ở tất cả các vùng da Bệnh bạch biến có thể xuất hiện ở tất cả các vùng da

Làm sao để điều trị bệnh bạch biến hiệu quả?

Do nguyên nhân gây bệnh chưa được kết luận cụ thể nên nên chưa có biện pháp chữa trị đặc hiệu mà chỉ có biện pháp cải thiện tình trạng bệnh, bao gồm một số phương pháp như:

  • Bôi thuốc ngoài da: Sử dụng một số loại kem chứa thành phần corticosteroid (hay kem bôi steroid) để giúp làm đều màu da. Tuy nhiên thuốc có thể gây nên một số tác dụng phụ không mong muốn nên trước khi mua cần tuân theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.

  • Uống thuốc: Sử dụng thuốc uống chống nắng để bảo vệ cơ thể trước ánh nắng mặt trời. Khi bệnh lan nhanh và rộng thì hạn chế sử dụng kem bôi steroid, thay vào đó là thuốc steroid đường uống.

  • Trị liệu ánh sáng dải hẹp: Dùng ánh sáng UVB kết hợp UVA/thuốc psoralen để điều trị.

  • Điều trị bằng tia laser Excimer: Áp dụng đối với những vùng da nhạt màu có diện tích nhỏ, điều trị trong vòng 4 tháng với duy trì 2 -3 lần/tuần.

Điều trị bệnh bạch biến bằng cách kết hợp chế độ ăn uống hợp lý Điều trị bệnh bạch biến bằng cách kết hợp chế độ ăn uống hợp lý

Người mắc bệnh bạch biến kiêng ăn gì?

Bên cạnh các cách chữa bệnh bạch biến tại nhà , người bệnh cần kết hợp chế độ ăn uống khoa học để nhanh chóng cải thiện tình trạng bệnh. Một số thực phẩm nên kiêng ăn khi mắc bệnh này là:

  • Thực phẩm chứa gluten: Tuy những thực phẩm giàu gluten (lúa mạch, lúa mỳ,…) rất tốt đối với sức khỏe người bình thường nhưng lại có ảnh hưởng xấu đến người mắc bệnh bạch biến. Chúng có khả năng làm tăng nguy cơ đột biến lượng đường trong máu, kích thích vi khuẩn, virus khiến bệnh lan rộng nhanh chóng.

  • Đồ ăn dầu mỡ, nhiều chất béo: Hạn chế những thực phẩm như đồ chiên xào, chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ bởi các chất béo sẽ khiến tình trạng viêm nhiễm trở nên trầm trọng hơn, các tổn thương da cũng lâu lành hơn.

  • Đồ uống có chất kích thích: Tránh xa các loại đồ uống chứa nhiều chất kích thích như rượu, bia, cà phê, soda,… Những loại đồ uống này sẽ làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể, khiến tình trạng bệnh chuyển biến xấu hơn. 

  • Trái cây có chứa chất tannin, phenol hoặc phenolic: Các loại trái cây chứa các thành phần này như xoài, mâm xôi, dâu đen, nam việt quất, anh đào, ớt đỏ,… đóng vai trò trong cơ chế sinh học của bệnh bạch biến nên người bệnh cần kiêng ăn.

  • Trái cây chưa chín: Theo các chuyên gia, trái cây chưa chín chứa nhiều nhựa và các thành phần acid không tốt cho sức khỏe cũng như ảnh hưởng đến làn da, khiến các vùng da trắng lan rộng hơn, gây khó khăn cho quá trình điều trị.

Ngoài ra, người bệnh nên bổ sung các thực phẩm như ngũ cốc, rau bina, cà chua, việt quất, bắp cải, thực phẩm giàu kẽm, vitamin B,… vào chế độ ăn uống hàng ngày để mau chóng cải thiện tình trạng bệnh.

Mắc bệnh bạch biến kiêng ăn gì là thắc mắc của nhiều người Mắc bệnh bạch biến kiêng ăn gì là thắc mắc của nhiều người

Việc điều trị bệnh bạch biến là quá trình lâu dài và cần có sự kiên nhẫn, vì thế việc xây dựng một chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh là vô cùng cần thiết. Trên đây là những chia sẻ giúp người bệnh giải đáp thắc mắc bệnh bạch biến kiêng ăn gì, từ đó giúp việc điều trị đạt hiệu quả hơn.

Cẩm Ly

Nguồn: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)