Nhà thuốc Hưng Thịnh

Tùy vào từng giai đoạn phát triển của trẻ nhỏ nhu cầu dinh dưỡng sẽ có sự khác biệt nhất định. Đặc biệt đối với trẻ 8 tháng tuổi khi đã bắt đầu ăn dặm, chế độ dinh dưỡng cần đặc biệt chú trọng. Bài viết này sẽ cung cấp thêm thông tin giúp các mẹ giải đáp băn khoăn bé 8 tháng ăn được gì?

Trong giai đoạn này, sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng thiết yếu giúp trẻ phát triển toàn diện. Tuy nhiên, có thể thấy bé 8 tháng tuổi sẽ không còn bú mẹ nhiều như trước nữa, thay vào đó các bé nên ăn thêm 2 – 3 bữa ăn đặc mỗi ngày. Chế độ dinh dưỡng của bé giai đoạn này cần hết sức lưu ý bởi sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe phát triển của trẻ nhỏ. Vậy các mẹ có biết bé 8 tháng ăn được gì không?

Nhu cầu dinh dưỡng bé 8 tháng tuổi 

Khi con bước vào tháng thứ 8, nhu cầu dinh dưỡng đã bắt đầu tăng lên. Lúc này sữa mẹ đã không còn cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho bé, do đó cần bổ sung thêm 2 – 3 bữa ăn dặm mỗi ngày. Những bữa ăn này được coi như bữa ăn chính của trẻ.

Ngoài ra cũng có thể cho bé ăn thêm các bữa phụ trong ngày để bổ sung thêm nguồn dưỡng chất thiết yếu giúp con phát triển toàn diện. Vậy bé 8 tháng tuổi ăn được gì các mẹ hãy cùng Nhà thuốc Hưng Thịnh tìm hiểu nhé!

Bé 8 tháng ăn được gì? Một vài lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bé 8 tháng tuổi 1 Nhu cầu dinh dưỡng của bé 8 tháng tuổi bắt đầu tăng lên

Bé 8 tháng ăn được gì? 

Đối với bé 8 tháng tuổi, hệ tiêu hóa đã trở nên hoàn thiện hơn so với thời điểm trước, do đó mẹ có thể cân nhắc cho bé ăn những thực phẩm mềm dễ tiêu hóa như: Các loại thịt xay, cháo, cá, trứng, sữa, rau củ quả… Cho dù là loại thực phẩm nào thì các mẹ cũng nên chú ý cung cấp đủ các nhóm chất như: Chất đạm, chất béo, chất xơ, protein, carbohydrate, và các nhóm vitamin như: Vitamin A, vitamin C, vitamin B3…

Bé 8 tháng ăn được gì? Một vài lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bé 8 tháng tuổi 2 Bé 8 tháng ăn được gì là thắc mắc của nhiều mẹ bỉm sữa

Một số thực phẩm giàu dinh dưỡng mẹ có thể thêm vào thực đơn hàng ngày cho bé 8 tháng tuổi như:

  • Tinh bột: Bột gạo xay, bột ăn liền, bánh mì, bột ngô, bột khoai…

  • Chất đạm: Thịt ức gà, đùi gà, thịt lợn, thịt cá đặc biệt là cá hồi, trứng, tôm, thịt bò nạc, và các loại rau củ họ đậu…

  • Chất béo: Dầu gấc, bơ, phô mai, cheddar cheese hoặc bơ lạt và các loại mỡ động thực vật…

  • Chất xơ: Các loại rau củ như cà rốt, bông cải xanh, bông cải trắng, rau chân vịt… cùng các loại hoa quả như lê, cam, chuối, nho…

  • Vitamin: Cà rốt, khoai lang, cam, bưởi, chanh, ngũ cốc, dưa lưới, quả mơ khô, bí ngô, đu đủ, xoài… và các loại hoa quả khác.

Một vài lưu ý thực đơn dinh dưỡng cho bé 8 tháng 

Ngoài câu hỏi bé 8 tháng ăn được gì các mẹ còn băn khoăn cho bé ăn bao nhiêu là đủ? Thông thường các bé sẽ uống khoảng 750 – 1000ml sữa một ngày, bổ sung thêm 2 – 3 bữa ăn đặc và 1 – 2 bữa ăn phụ. Bữa ăn đặc cần cung cấp đầy đủ các nhóm dưỡng chất thiết yếu như đã kể trên giúp các bé phát triển hoàn thiện.

Ngoài ra, các bữa ăn phụ có thể đa dạng nhiều loại như bánh quy, hoa quả xay nhuyễn, sữa chua, sinh tố hoa quả hoặc trứng luộc đánh nhuyễn cũng rất tốt.

Trong bữa ăn dặm, các mẹ nên chú ý tránh những thực phẩm không tốt cho hệ tiêu hóa của bé như: 

  • Mật ong: Tuy hệ tiêu hóa của bé 8 tháng tuổi đã dần phát triển nhưng vẫn chưa được coi là hoàn thiện. Trong mật ong có chứa một lượng lớn chất Clostridium botulinum có thể dẫn tới triệu chứng ngộ độc, táo bón thậm chí là hôn mê ở trẻ nhỏ. Chính vì vậy mẹ không nên cho bé ăn quá nhiều loại thực phẩm này.
  • Đồ ăn giàu calo: Ở độ tuổi 8 tháng nếu ăn quá nhiều thực phẩm giàu calo sẽ gây những ảnh hưởng tiêu cực lên hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ nhỏ.
  • Thức ăn quá mặn hoặc ngọt: Như đã biết hệ tiêu hóa của bé 8 tháng tuổi chưa hoàn thiện như người trưởng thành. Việc bé ăn đồ quá mặn sẽ khiến cho thận phải tăng cường hoạt động lọc muối khỏi cơ thể và điều này hoàn toàn không tốt cho trẻ. Ngoài ra đồ ăn ngọt cũng khiến trẻ đầy bụng biếng ăn, đặc biệt trong giai đoạn biếng ăn sinh lý (từ 6 – 8 tháng tuổi). 
  • Hải sản: Hải sản có vỏ (tôm, sò, ốc, cua…) đều chứa những chất dễ gây kích ứng và được các chuyên gia khuyến cáo không nên đưa vào thực đơn của trẻ dưới một tuổi, đặc biệt là khi hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển hoàn thiện sẽ dẫn tới nguy cơ cao dị ứng hải sản. 
  • Sữa bò: Theo các nghiên cứu, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ dưới một tuổi. Bên cạnh sữa mẹ cũng có thể bổ sung cho bé thêm các loại sữa bột nhưng không nên cho trẻ sử dụng sữa bò ở thời điểm này bởi có thể gây ảnh hưởng không tốt lên chức năng thận của trẻ.

Bé 8 tháng ăn được gì? Một vài lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bé 8 tháng tuổi 3 Mật ong có thể gây ngộ độc cho trẻ nhỏ dưới 1 tuổi

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng tốt các mẹ cũng nên chú ý tới cách cho bé ăn. Nên thay đổi linh hoạt thực phẩm trong các bữa để bé không cảm thấy chán ăn, đây cũng là một cách giúp trẻ làm quen dần với mùi vị của nhiều loại thực phẩm khác nhau kích thích trẻ ăn nhiều và hạn chế giai đoạn biếng ăn sinh lý.

Ngoài ra, cũng nên lưu ý không cho trẻ ăn quá nhiều thực phẩm chiên rán dầu mỡ, nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, không để trẻ ăn quá no trong một lần dễ dẫn tới tình trạng đầy bụng và khiến trẻ biếng ăn. Đặc biệt nên chú ý tới nguyên tắc: Ăn từ loãng đến đặc, từ ngọt đến mặn, và từ ít tới nhiều.

Để đảm bảo cho trẻ 8 tháng phát triển khỏe mạnh, toàn diện thì một chế độ dinh dưỡng cân bằng đầy đủ là hết sức quan trọng. Nếu bé không được cung cấp một chế độ ăn khoa học và hợp lý có thể sẽ dẫn tới những tình trạng không mong muốn như thiếu hay thừa chất gây ảnh hưởng tới khả năng phát triển cả về thể chất, vận động và tâm thần của trẻ nhỏ.

Chính vì vậy các bậc cha mẹ phải hết sức lưu ý xây dựng chế độ ăn phù hợp cho bé, hiểu rõ bé 8 tháng ăn được gì, không ăn được gì, nhưng lưu ý về xây dựng chế độ dinh dưỡng cũng như cách thức cho bé ăn… đúng đắn và khoa học.

Bé 8 tháng ăn được gì? Một vài lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bé 8 tháng tuổi 4 Nên chú ý tới các nguyên tắc cho trẻ ăn dặm

Trên đây là những chia sẻ cho các bậc cha mẹ còn đang thắc mắc bé 8 tháng ăn được gì. Hy vọng bài viết sẽ mang lại nhiều kiến thức hữu ích giúp các mẹ có kế hoạch nuôi con phát triển toàn diện. Chúc các bé và mẹ thật nhiều sức khỏe và đừng quên theo dõi trang web Nhà thuốc Hưng Thịnh để cập nhật nhanh nhất các kiến thức y khoa và sức khỏe đời sống nhé! 

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)