Nhà thuốc Hưng Thịnh

Các vấn đề về cước chân mùa đông khá phổ biến. Tuy không phải là căn bệnh nguy hiểm nhưng tình trạng này có thể gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống hàng ngày. Vậy làm thế nào để điều trị và phòng ngừa bệnh cước chân trong mùa đông?

Vào mùa Đông thời tiết thường rất khô và lạnh, khiến nhiều người dễ mắc bệnh cước chân, nhất là những người thường xuyên phải làm việc ngoài trời, chịu lạnh. Căn bệnh này không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không được chữa đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng không mong muốn.

Bệnh cước chân là gì? Phải làm gì nếu chân bạn bị cước chân vào mùa đông?BệPhải làm gì nếu chân bạn bị cước chân vào mùa đông?

Bệnh cước chân là gì?

Cước chân thực ra là bệnh dị ứng da với thời tiết tại chỗ, khi nhiệt độ giảm xuống thì các triệu chứng bắt đầu xuất hiện. Bệnh thường gặp ở những người làm việc ngoài trời hoặc tiếp xúc trực tiếp với nước lạnh. Nhưng không phải ai cũng biết cách phòng và chữa bệnh, nếu chữa không đúng cách rất có thể sẽ phải trải qua mùa đông trong sự khó chịu của bệnh.

Bệnh cước chân có nguy hiểm không?

Bệnh cước chân có thể gây ngứa và thậm chí bỏng rát ở vùng ngón chân. Trường hợp nặng hơn, vùng mủ dưới ngón chân có thể biến chứng thành vết loét, gây nhiễm trùng.

Ngón chân co quắp, đi lại khó khăn, khó đi giày và đặc biệt hoại tử là giai đoạn muộn của bệnh làm giảm thẩm mỹ của bàn chân vào mùa đông.

Phải làm gì nếu chân bạn bị cước chân vào mùa đông?

Cách điều trị bệnh cước chân trong mùa đông

Trước hết, người bệnh cần đi khám để được bác sĩ chẩn đoán, tìm ra nguyên nhân và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

Hầu hết bệnh cước chân thường không đáp ứng tốt với một số loại thuốc. Tuy nhiên, các bác sĩ vẫn có thể chỉ định và kê đơn thuốc cho bệnh nhân, tùy theo từng trường hợp. Thông thường, mọi người được điều trị bằng thuốc bôi có chứa corticoid để giảm ngứa và sưng. Nếu bệnh nhân bị nhiễm trùng, bác sĩ có thể kê thêm thuốc kháng sinh tùy theo tình trạng và mức độ bệnh.

Một số bệnh nhân có thể được kê đơn thuốc giãn mạch ngoài thuốc kháng sinh hoặc thuốc có chứa corticoid. Tuy nhiên, loại thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ như chóng mặt, đau đầu và buồn nôn. Vì vậy, người bệnh chỉ sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ, đồng thời cần tuân thủ đúng liều lượng, cách dùng và sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.

Ngoài các phương pháp sử dụng thuốc, người bệnh cũng có thể áp dụng một số phương pháp sau để giảm các triệu chứng của bệnh:

  • Giữ ấm cơ thể, nhất là những vùng da bị cước. Tuy nhiên, đừng làm ấm quá nhanh bằng cách để chân gần máy sưởi hoặc đặt túi chườm ấm trực tiếp lên bàn chân.
  • Lưu ý không nên massage mạnh lên vùng da bị cước mà chỉ xoa nhẹ nhàng.
  • Cần giữ cho vùng bị bệnh luôn khô ráo, vệ sinh để tránh nguy cơ nhiễm trùng.

Bạn cần giữ cho vùng bị bệnh luôn khô ráo, vệ sinh để tránh nguy cơ nhiễm trùngGiữ cho vùng bị bệnh luôn khô ráo, vệ sinh để tránh nguy cơ nhiễm trùng

Một số cách dân gian có thể trị bệnh cước chân vào mùa đông

Dùng lá lốt

Lá lốt tươi bạn rửa sạch, thái nhỏ. Sau đó đun sôi nước trong vòng 5 đến 10 phút thì cho một chút muối vào, sau đó bạn ngâm chân vào nước đó. Mỗi ngày bạn ngâm 15 đến 30 phút, trước khi đi ngủ ngâm 15 đến 30 phút, sau một thời gian các bệnh về cước chân sẽ dần cải thiện và khỏi hẳn.

Sử dụng rượu

Rượu có thể giúp giảm ngứa của bệnh cước chân. Bạn có thể dùng bông gòn thấm một ít rượu anh rồi thoa lên vùng da bị ngứa để giảm ngứa, một lúc sau vết ngứa sẽ biến mất hoàn toàn.

Dùng gừng tươi

Lấy củ gừng tươi rửa sạch, thái lát mỏng rồi lấy lát gừng bỏ thêm một chút muối rồi xát lên vùng bị bệnh. Bạn hãy thực hiện ngày 2 đến 3 lần, trong vòng 1 tuần điều trị, cơn ngứa sẽ giảm dần và các triệu chứng bệnh sẽ từ từ biến mất.

Làm thế nào để tránh bị cước chân vào mùa đông

Uống đủ nước

Uống nhiều nước vào mùa đông cũng là cách chống bị cước chân. Vì vào mùa đông, thời tiết hanh khô, cơ thể con người mất nhiều nước nên cần một lượng nước nhất định để duy trì và giữ ẩm cho da.

Giữ ấm

Bạn cần đi tất, đi găng tay len đầy đủ khi ra ngoài, không để tay chân bị lạnh lâu kẻo tổn thương da dễ dẫn đến nhiễm trùng. Đi tất, găng tay để giữ ấm vào mùa đông cũng là cách trị cước chân hiệu quả. Vì khi bị lạnh cơ thể rất dễ bị ngứa. Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế các chất liệu len, lông cừu… và các chất liệu dễ gây kích ứng da, không nên mặc quá chật vì sẽ gây cọ xát, kích thích tại chỗ.

Mặc quần áo rộng rãi và thoải mái

Điều này giúp giảm cước ở chân trong mùa đông. Quần áo quá chật có thể gây cước chân. Thay vào đó, hãy nới lỏng quần áo và để cơ thể giải phóng nhiệt độ.

Sử dụng một số bài thuốc dân gian

Đối với những người đã bị bệnh, bài thuốc dân gian trị cước chân tay mùa đông được coi là hiệu quả là đun lá lốt với nước có pha chút muối rồi ngâm chân, tay trong khoảng 30 phút.

Ngoài ra, có thể dùng gừng thái lát chà xát lên vùng bị bệnh 1 đến 2 lần/ngày trong vòng một tuần. Lưu ý không được sử dụng các thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, bò, gà, vịt, rượu, bia… khi bị cước chân.

Bài thuốc dân gian trị cước chân hiệu quả là đun lá lốt với nước có pha chút muối rồi ngâm chânĐun lá lốt với nước có pha chút muối rồi ngâm chân trị cước chân hiệu quả

Luyện tập thể dục đều đặn

Tập luyện thể dục giúp máu lưu thông dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, trước khi đi ngủ bạn hãy ngâm chân vào nước ấm pha gừng khoảng 15 đến 30 phút, hạn chế uống rượu và hút thuốc và khi bị cước chân không nên gãi mạnh để tránh lở loét trên bề mặt da và gây nhiễm trùng.

Hạn chế dùng nước lạnh

Vào mùa đông, bạn không nên tiếp xúc quá nhiều với nước lạnh hoặc nên đeo găng tay khi tiếp xúc với nước. Buổi tối trước khi đi ngủ nên ngâm chân trong nước ấm khoảng 5 đến 10 phút để giảm nguy cơ mắc bệnh. Khi tắm bạn nên dùng sữa tắm làm mềm da và giữ ẩm để giảm ngứa.

Trên đây là những chia sẻ về nguyên nhân gây bệnh cước chân vào mùa đông và một số cách khắc phục, phòng tránh hiệu quả. Hy vọng những chia sẻ hữu ích này sẽ giúp bạn có được biện pháp phòng tránh bệnh cước chân đúng cách, khi thấy bệnh trở nên nghiêm trọng, bạn hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán kịp thời nhé.

Thuý Nguyễn

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)