Nhà thuốc Hưng Thịnh

Dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp trong khi một số tỉnh thành phía Bắc thời tiết lạnh, việc tiêm chủng là cách an toàn nhất giúp tạo hàng rào bảo vệ hàng đầu. Thêm vào đó, giữ ấm cơ thể cũng là một việc quan trọng bạn cần lưu ý để bảo vệ sức khỏe cơ thể của bản thân trong thời điểm này đấy nhé!

Giữ ấm cơ thể góp phần làm tăng sức đề kháng chung của cơ thể, giúp phòng bệnh được tốt hơn. Thời điểm không khí lạnh tràn về cơ thể sẽ dễ gặp những loại bệnh về hô hấp. Khi bị nhiễm lạnh một số cơ quan có thể bị viêm nhiễm như viêm phổi, viêm họng, viêm phế quản,… làm tăng nguy cơ nhiễm Covid-19, đồng thời có nguy cơ làm bệnh nặng hơn nếu bị nhiễm thêm Covid-19.

Những bộ phận cần giữ ấm để bảo vệ cơ thể

Phần đầu

Đầu là bộ phận quan trọng lưu thông hàng trăm mạch trên cơ thể, nếu đầu bị nhiễm lạnh sẽ rất dễ gây nên các hiện tượng như cảm mạo, đau đầu, viêm mũi, viêm xoang, nhức răng… Đặc biệt, đầu cũng được xếp vào trong danh sách các bộ phận không giỏi chịu nhiệt lượng của cơ thể.

Phần tai

Tuy có diện tích nhỏ nhưng tai lại có diện tích tiếp xúc với không khí khá lớn. Vùng da quanh tai khá nhạy cảm và mỏng nên dễ bị ảnh hưởng nhanh chóng từ không khí lạnh dễ gây ra  các bệnh  đau đầu và cảm lạnh vô cùng nguy hiểm.

Bảo vệ sức khỏe cơ thể mùa dịch bằng việc giữ ấm

Giữ ấm cơ thể sẽ hạn chế các bệnh như cảm mạo, đau đầu, viêm mũi…

Phần cổ

Cổ là một bộ phận có công dụng làm cầu nối của đầu và toàn bộ cơ thể, nó cũng là đường hô hấp chính. Một khi phần cổ bị lạnh có thể dẫn đến sự xuất hiện nhiều căn bệnh khác nhau về cột sống, đốt sống cổ, hen suyễn, viêm đường hô hấp, các bệnh về mạch máu não. 

Phần chân

Trong số các bộ phận trên cơ thể, chân là bộ phận sợ lạnh nhất. Bàn chân lại có lớp mỡ dưới da khá mỏng nên chịu lạnh kém. Khoảng cách từ chân so với tim là xa nhất nên việc lưu thông máu đến chân cũng luôn thiếu hơn các bộ phận khác. Nhiều người chủ quan không giữ ấm bàn chân nên gặp nhiều mối đe dọa cho sức khỏe.

Các phương pháp giữ ấm cơ thể mùa dịch

Mặc quần áo đủ ấm

Việc mặc quần áo để giữ ấm cho cơ thể là biện pháp đơn giản và hiệu quả nhất. Điều này không có nghĩa chúng ta phải mặc nhiều quần áo dày, mà nên mặc quần áo mỏng, nhiều lớp, để gió lạnh không thể luồn vào cơ thể. Đặc biệt cần lưu ý không được mặc phong phanh khi trời lạnh bởi điều này có thể khiến bạn dễ viêm phổi và đột quỵ

Bảo vệ mũi – họng giữ ấm vùng cổ – ngực

Việc giữ ấm vùng mũi – cổ – ngực là nguyên tắc đầu tiên để phòng ngừa các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Vùng niêm mạc mũi, họng là cửa ngõ tấn công của virus Covid-19, do đó cần bảo vệ, tránh gây tổn thương các tế bào niêm mạc mũi, họng vì các nguyên nhân khác sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm Covid-19.

Các biện pháp vệ sinh tai – mũi – họng, vệ sinh răng miệng chung mặc dù không đặc hiệu nhưng cũng nên áp dụng để giữ cho các bộ phận này luôn trong trạng thái khỏe mạnh nhất, tránh viêm nhiễm, không chỉ hạn chế lây nhiễm Covid-19 mà còn hạn chế lây nhiễm nhiều loại mầm bệnh khác.

Bảo vệ sức khỏe cơ thể mùa dịch bằng việc giữ ấm

Vệ sinh tai mũi họng trong mùa dịch ngoài ngăn ngừa, sẽ giúp cơ thể bạn tránh mắc các bệnh hô hấp khác

Ăn đủ chất

Cần ghi nhớ rằng chế độ dinh dưỡng cân bằng là tiền đề cho việc giữ cơ thể khỏe mạnh. Một bữa ăn với đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng: Chất bột, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất. Đặc biệt, một số món ăn từ các loại gia vị như gừng, tỏi… cũng giúp cơ thể  giữ ấm rất tốt.

Không có chế độ ăn đặc hiệu nào để tăng sức đề kháng riêng với Covid-19. Nên duy trì chế độ ăn hợp lý, đủ chất dinh dưỡng, có thể bổ sung vitamin để tăng sức đề kháng chung. Do chưa thể loại trừ khả năng lây qua thức ăn nên thực hiện “ăn chín uống sôi”. Tuyệt đối không ăn đồ ăn sống như thịt sống, tiết canh, đặc biệt là tiết canh, thịt sống của động vật hoang dã.

Ngâm chân bằng nước ấm

Bàn chân là bộ phận nhạy cảm nhất với lạnh, dưới lòng bàn chân có rất nhiều huyệt đạo và mạch máu. Việc ngâm chân nước nóng trước khi đi ngủ sẽ giúp lưu thông khí huyết, cơ thể được khỏe mạnh và làm ấm cơ thể vào mùa đông.

Mỗi tối trước khi đi ngủ, nên ngâm chân vào chậu nước ấm có pha chút muối ăn khoảng 10-15 phút. Nếu có điều kiện có thể dùng nước ấm pha chút tinh dầu bạc hà, hoắc hương hoặc nấu nước lá chanh, lá bạch đàn,…

Bảo vệ sức khỏe cơ thể mùa dịch bằng việc giữ ấm

Ngâm chân bằng nước ấm sẽ giúp lưu thông khí huyết, cơ thể được khỏe mạnh

Tập thể dục

Tập thể dục không những giúp bạn có một sức khỏe tốt, có một vóc dáng săn chắc như ý, mà còn giúp bạn cảm thấy ấm người hơn. Khi bạn tập thể dục, cơ thể sẽ tạo ra nhiệt, giúp cơ thể ấm áp hơn. Vào buổi sáng và buổi tối, có thể tập thể dục nhẹ nhàng, đi bộ khoảng 30 phút mỗi ngày. Đi bộ cũng là một cách tốt nhất để cải thiện lưu thông máu cho bàn chân.

Tuy nhiên, những người cao tuổi nên chú ý và hạn chế tập thể dục buổi sáng sớm do người cao tuổi mắc nhiều bệnh mạn tính và phải dùng nhiều loại thuốc nên dễ bị tổn thương do lạnh hơn.

Gợi ý một số thực phẩm giúp giữ ấm cơ thể 

Súp gà

Khi trời lạnh, dùng súp gà sẽ khiến bạn cảm thấy no bụng và dễ chịu. Súp gà cũng chứa nhiều loại protein tốt giúp bạn khỏe mạnh và tăng cường quá trình trao đổi chất. Món súp gà nóng trong mùa đông còn có thể giúp bạn giảm cân.

Sô cô la nóng

Uống ngay một cốc cacao nóng là cách đơn giản giúp bạn cảm thấy ấm người hơn. Thêm một chút chocolate đen vào thực đơn còn giúp tăng cường sức khỏe và làm ấm người ngay

Trà gừng

Gừng có tính sinh nhiệt nên giúp giữ ấm cho cơ thể rất tốt. Cũng nhờ đặc tính này nên gừng còn có tác dụng thúc đẩy quá trình trao chuyển hóa, tăng cường lưu thông máu.

Tỏi

Tỏi cũng là thực phẩm có tác dụng hữu hiệu trong việc làm ấm cơ thể khi trời lạnh. Vào những ngày thời tiết lạnh, nếu cho vào món ăn một chút tỏi sẽ tăng cường vị ngon và  giúp phòng bệnh hiệu quả.

Bảo vệ sức khỏe cơ thể mùa dịch bằng việc giữ ấm

Tỏi rất tốt trong việc làm ấm cơ thể khi trời lạnh, giúp bạn đảm bảo sức khỏe

Một số lưu ý khi giữ ấm cơ thể

  • Không sưởi ấm bằng bếp lửa, lò than trong phòng kín.

  • Không nên ăn uống đồ lạnh, thức ăn vừa lấy từ tủ lạnh ra vì dễ làm cơ thể bị lạnh.

  • Không sử dụng rượu bia để làm ấm cơ thể.

  • Ngủ đủ giấc khoảng 7 đến 8 tiếng mỗi ngày, uống đủ nước, không thức khuya.

  • Không nên tắm lâu, tắm muộn, tắm quá sớm hoặc tắm nơi không kín gió.

  • Hạn chế ra ngoài khi nhiệt độ không khí xuống thấp.

  • Đặc biệt cần tuân thủ 5K khi ra ngoài để bảo vệ bản thân và phòng ngừa Covid-19.

Hy vọng những thông tin hữu ích trên có thể giúp bạn có thêm kinh nghiệm giữ ấm cơ thể trong mùa lạnh cũng như phòng chống Covid-19. Hãy lưu ý áp dụng để bảo vệ bản thân và gia đình trước đại dịch bạn nhé!

Minh QA

Nguồn: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)