Nhà thuốc Hưng Thịnh

Bạn có bao giờ thắc mắc tại sao gọi là viêm não Nhật Bản mà không phải một tên gọi khác, tên gọi này được bắt nguồn từ đâu và ai là người đã đặt tên cho loại virus này?

Viêm não Nhật Bản là bệnh nhiễm khuẩn thần kinh, có thể dẫn tới tình trạng tổn thương thần kinh vĩnh viễn, tỷ lệ tử vong rất cao. Theo nghiên cứu, viêm não Nhật Bản là bệnh truyền nhiễm cấp tính do muỗi là vật trung gian truyền bệnh. Khi bị muỗi nhiễm virus viêm não Nhật Bản đốt, chúng ta có thể mắc bệnh viêm não Nhật Bản và bệnh thường gặp nhiều ở trẻ em. Vì đây là bệnh rất nguy hiểm nên viêm não Nhật Bản là cái tên rất quen thuộc với nhiều người, nhưng bạn có biếttại sao gọi là viêm não Nhật Bản? Hãy cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết sau đây.

Tại sao gọi là viêm não Nhật Bản?

Bạn có bao giờ thắc mắc rằng, tại sao gọi là viêm não Nhật Bản,  viêm màng não Nhật Bản là gì mà không phải là một cái tên khác? Gọi như thế vì bệnh được phát hiện lần đầu tiên tại Nhật Bản với biểu hiện viêm não, viêm màng não tuỷ, nhiều người mắc phải và tử vong rất cao. Năm 1935, các nhà khoa học Nhật Bản đã tìm ra nguyên nhân gây bệnh là một loài virus từ đó đặt tên là virus viêm não Nhật Bản. Đến năm 1938, cũng do các nhà khoa học Nhật Bản đã tìm ra vai trò truyền nhiễm của loài muỗi Culex tritaeniorhynchus, và sau đó tìm ra vật chủ và ổ chứa chính của virus viêm não Nhật Bản là loài lợn và chim.

Bạn có biết: Tại sao gọi là viêm não Nhật Bản? 1Tại sao gọi là viêm não Nhật Bản? 

Ở Việt Nam, trường hợp bệnh viêm não Nhật Bản được ghi nhận đầu tiên là vào năm 1952. Năm 1959, dịch viêm não mùa hè được xác định là do virus viêm não Nhật Bản gây ra bằng chẩn đoán huyết thanh học tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Hà Nội. Năm 1964, lần đầu tiên virus viêm não Nhật Bản được phân lập tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Hà Nội, có ký hiệu là HN-60.

Bệnh viêm não Nhật Bản xảy ra trong cả nước, nhiều nhất ở các tỉnh đồng bằng và trung du miền Bắc. Các ổ dịch viêm não Nhật Bản phần lớn tập trung ở những nơi trồng lúa nước hoặc vùng bán sơn địa. Bệnh viêm não Nhật Bản tản phát theo mùa, thường từ tháng 4 đến tháng 10, đây là thời điểm mùa mưa ở Miền Bắc. Mỗi năm có khoảng từ 2000 đến 3000 người mắc bệnh. Từ năm 1997 sau khi có vắc xin viêm não Nhật Bản của chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR) số ca mắc và chết do bệnh viêm não Nhật Bản đã có chiều hướng giảm dần.

Bạn có biết: Tại sao gọi là viêm não Nhật Bản? 2Muỗi là con vật trung gian truyền bệnh chính.

Tác nhân gây bệnh viêm não Nhật Bản

Virus viêm não Nhật Bản thuộc Togaviridae trong nhóm B của Flavivirus. Virus này có dạng hình cầu, trong nhân chứa ribonucleic acid (RNA), kích thước từ 45 đến 50nm, bao quanh bởi cấu trúc hình khối được gọi là capsid, phần vỏ chứa nhiều chất lipid. Virus viêm não Nhật Bản rất dễ mất hoạt lực ở nhiệt độ 560C trong 30 phút hoặc formalin 0,2%, Na deoxycholate, ether, và bị bất hoạt nhanh bởi tia tử ngoại. Có thể nuôi cấy virus trên tế bào thận heo, thận Hamster, não chuột bạch trưởng thành, não chuột bạch sơ sinh hoặc trên tế bào của tổ chức côn trùng như muỗi.

Bạn có biết: Tại sao gọi là viêm não Nhật Bản? 3Virus viêm não Nhật Bản thuộc Togaviridae trong nhóm B của Flavivirus. 

Virus viêm não Nhật Bản có ba loại protein kháng nguyên chính là: protein màng M, protein lõi C, protein vỏ E. Kháng nguyên vỏ E đóng vai trò quan trọng nhất trong bước đầu tiên của phản ứng virus với tế bào vật chủ và tạo ra kháng thể miễn dịch bảo vệ cơ thể.

Bảo Hân

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)