Nhà thuốc Hưng Thịnh

Đau mắt đỏ là căn bệnh thường rộ lên vào những lúc chuyển mùa, gây nhiều khó chịu cho người mắc phải chúng. Vậy bạn có biết nguyên nhân đau mắt đỏ và cách chữa trị chứng bệnh này tại nhà như thế nào không?

Bạn có biết nguyên nhân đau mắt đỏ và cách chữa trị như thế nào 1Nguyên nhân đau mắt đỏ và cách chữa trị ra sao bạn đã biết chưa?

Nguyên nhân đau mắt đỏ và cách chữa trị tại nhà

Việc xác định và hiểu được được nguyên nhân đau mắt đỏ và cách chữa trị tại nhà sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quát hơn về bệnh, cũng như là kịp thời chữa trị đau mắt đỏ.

Nguyên nhân đau mắt đỏ có thể là do virus, vi khuẩn hoặc dị ứng dẫn đến. Thường thì bệnh đau mắt đỏ sẽ khiến cho mắt bệnh nhân đỏ lên, chảy nước mắt và ngứa. Tuy nhiên các triệu chứng khác nhau của bệnh đau mắt đỏ còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.

  • Nếu nguyên nhân là do virus thì loại virus này có thể tấn công 1 bên mắt hoặc cả 2 mắt, khiến mắt của bệnh nhân nhạy cảm ánh sáng hơn. Bệnh đau mắt đỏ nếu do siêu vi gây nên thì rất dễ lan truyền và khó điều trị. Cách điều trị tốt nhất cho bệnh nhân đau mắt đỏ siêu vi chính là ngăn ngừa các biến chứng có nguy cơ phát sinh.

  • Đau mắt đỏ nếu do vi khuẩn thì sẽ khiến mắt rỉ dịch màu vàng hoặc xanh, thường xuất hiện ở trong hốc mắt. Nếu nghiêm trọng thì có thể xuất hiện ở cả hai bên mắt. Ngoài ra, đau mắt đỏ do vi khuẩn thường rất dễ lây lan.

  • Đau mắt đỏ do dị ứng thường đi kèm với các triệu chứng khác như là nghẹt, sổ mũi, hai mắt đều nhiễm bệnh. Tuy nhiên dạng đau mắt đỏ này sẽ không lây lan và có thể chữa khỏi tại nhà được.

Bạn có biết nguyên nhân đau mắt đỏ và cách chữa trị như thế nào 2Virus đau mắt đỏ có thể tấn công 1 hoặc 2 bên mắt.

Ngoài ra, chúng ta cũng nên lưu ý trong việc điều trị đau mắt đỏ tại nhà, song song với việc dùng thuốc để điều trị đau mắt đỏ do bác sĩ kê đơn. Đầu tiên, hãy lưu ý thường xuyên lau sạch sẽ vùng mắt nhiễm bệnh bằng khăn lau hoặc khăn giấy. Trước và sau khi lau cũng cần được vệ sinh sạch sẽ. Bạn cũng có thể sử dụng thuốc nhỏ mắt không cần kê toa để tra vào mắt, giúp làm dịu các triệu chứng khó chịu khi mắc bệnh. Trong trường hợp sử dụng kính áp tròng thì bạn hãy lưu ý tháo bỏ kính ra khi mắc bệnh. Bởi loại kính này có thể gây khó chịu cho mắt, khiến các biến chứng đau mắt đỏ trầm trọng hơn, và cũng có nguy cơ lưu giữ lại các vi khuẩn gây bệnh trong mắt.

Bạn có biết nguyên nhân đau mắt đỏ và cách chữa trị như thế nào 3Tra thuốc nhỏ mắt để đỡ cảm giác khó chịu do đau mắt đỏ mang lại.

Khi nào nên đi khám bệnh đau mắt đỏ

Ngoài việc nắm được nguyên nhân đau mắt đỏ và cách chữa trị tại nhà, thì chúng ta cũng cần biết lúc nào nên đi khám bệnh. Việc đi khám sẽ giúp bạn nhận được các lời khuyên hữu ích của bác sĩ về những việc cần làm và cả chẩn đoán và kê toa. Ngoài ra nếu bạn đau mắt đỏ kèm theo một số triệu chứng nghiêm trọng khác thì cũng nên đến thăm khám bác sĩ ngay. Các triệu chứng ấy có thể kể đến như là: mắt đau vừa hoặc đau nặng, suy giảm tầm nhìn dù đã lau sạch dịch nhầy của mắt, mắt bị tối màu, sử dụng thuốc kháng sinh không giúp cải thiện được đau mắt đỏ sau 24 tiếng…

Thụy Anh

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)