Nhà thuốc Hưng Thịnh

Có lẽ nhiều người ít nhận ra dấu hiệu bất thường của bàn chân bẹt trong thời gian dài cho tới khi họ gặp những cơn đau kéo dài và những khó khăn trong sinh hoạt thường ngày thì mới tìm hiểu đến những bất thường của bản thân. Vậy tại sao lại bị bàn chân bẹt và cách chữa bàn chân bẹt ở người lớn ra sao?

Bàn chân bẹt là một hiện tượng dị tật bẩm sinh xảy ra ở trẻ em và một số người lớn. Họ chỉ nhận ra bản thân bị chứng bàn chân bẹt khi trưởng thành. Chỉ khi gặp những bất thường trong cuộc sống mà bạn chân bẹt gây ra thì họ mới tìm cách chữa trị. Sau đây là cách chữa bàn chân bẹt ở người lớn.

Bàn chân bẹt là gì?

Người bình thường khi đứng thẳng sẽ xuất hiện một khoảng trống nhỏ, vì thế bàn chân sẽ được nâng cao hơn một chút. Đối với bàn chân bình thường sẽ có công dụng nâng cao và chống đỡ như một chiếc lò xo hỗ trợ cho những bước chân, đồng thời có thể phân bổ trọng lượng cho cơ thể và giữ thăng bằng.

Hội chứng bàn chân bẹt còn được gọi là hội chứng bàn chân phẳng, thay vì xuất hiện vết lõm như bàn chân của người bình thường thìngười bàn chân bẹt có phần đế chân sẽ bằng phẳng. Do đó mũi bàn chân sẽ hướng ra bên ngoài khi di chuyển.

Bàn chân bẹt là gì? Cách chữa bàn chân bẹt ở người lớn 1Hội chứng bàn chân bẹt ở người lớn

Nguyên nhân xuất hiện bàn chân bẹt ở người lớn có thể là do: 

  • Bệnh huyết áp và bệnh tiểu đường.

  • Sự chênh lệch rõ rệt ở hai chân có thể gây là hội chứng bàn chân bẹt.

  • Viêm khớp dạng thấp hoặc viêm đa khớp dạng thấp.

  • Cột sống cong vẹo.

  • Đi gậy không phù hợp hoặc đứng quá lâu khiến cho các bàn chân bị nén lại, tăng áp lực lên cơ vòm.

Bên cạnh đó hội chứng bàn chân bẹt xuất hiện có thể là do mang thai, nó có thể là tạm thời hoặc cũng có thể là vĩnh viễn. Do khi mang thai cơ thể tăng cường sản sinh elastin, làm tăng tính đàn hồi của da và các mô liên kết. Nếu trong khi mang thai, phụ nữ mang giày cao gót cũng sẽ làm cho vòm bàn chân yếu đi và dễ làm cho bàn chân bẹt hơn.

Cách chữa bàn chân bẹt ở người lớn

Hội chứng bàn chân bẹt ở người lớn là một tình trạng vĩnh viễn và hầu như không cần điều trị. Ngoại trừ các trường hợp bệnh nhân đau đớn dữ dội hoặc có các triệu chứng đau dai dẳng ảnh hưởng đến cuộc sống.

Phương pháp không cần phẫu thuật

  • Dùng thuốc theo toa của bác sĩ.

  • Sử dụng các công cụ hỗ trợ: Người mắc phải hội cứng bàn chân bẹt được chỉ định mang một số những dụng cụ hỗ trợ cho việc cải thiện độ phẳng của bàn chân. Công cụ này giúp chình hình bàn chân và hạn chế đau gây khó chịu.

  • Thực hiện các bài tập cho bàn chân: Một số bài tập cơ chân được áp dụng để điều chỉnh độ linh hoạt và sức mạnh của cơ vòm chân.

  • Sử dụng thể dục dụng cụ: Các bài tập có thể là xếp các đồ vật bằng ngón chân, nhặt bi bằng chân hay viết số lên cát bàn chân. Điều này giúp bàn chân của bạn có thể được kiểm soát các cơ vòm chân khi di chuyển.

  • Massage trị liệu: Có thể lăn quả bóng mềm bằng chân có thể hỗ trợ giảm đau và tăng tính linh hoạt cho bàn chân.

Bàn chân bẹt là gì? Cách chữa bàn chân bẹt ở người lớn 2Sử dụng các công cụ hỗ trợ một trong những cách chữa bàn chân bẹt ở người lớn đơn giản

Can thiệp phẫu thuật

Đối với các trường hợp mắc hội chứng bàn chân bẹt không đáp ứng được các phương pháp trị liệu không phẫu thuật. Hoặc các biểu hiện đau nhứng có thể ngày một tăng lên, thì phẫu thuật điều trị bàn chân bẹt để giúp giảm đau. Việc làm này có thể tạo cho người bệnh sỡ hữu một vòm chân mới cải hiện các hoạt động của bàn chân.

Bàn chân bẹt là gì? Cách chữa bàn chân bẹt ở người lớn 3Can thiệp phẫu thuật để bàn chân trở lại như bình thường

Có 2 phương pháp phẫu thuật chính được sử dụng nhiều nhất: 

  • Tái tạo bàn chân: Phẫu thuật tái tạo bàn chân à đặt lại vị trí các cơ gân và xương khớp bàn chân. Tạo cho bàn chân có một cấu trúc hình dạng như người bình thường nhất có thể.

  • Cấy ghép xương: Loại phẫu thuật này thực hiên bằng cách ghép lại xương bàn chân bằng những bộ phận kim loại, hỗ trợ vòm bàn chân và điều chỉnh các cơ và giúp giải quyết phần nào triêu chứng bàn chân bẹt.

Việc lựa chọn phương pháp phẫu thuật có thể cải thiện gần như dứt điểm các triệu chứng nhưng cần phải có thời gian dài, kèm với các phương pháp phục hồi chức năng để có lại một bàn chân như bình thường. Tuy nhiên biết hiệu quả là vậy nhưng việc làm phẫu thuật cũng sẽ gặp một số những biến chứng hiếm gặp như:

  • Cử động chân kém đi.

  • Đau bàn chân kéo dài.

  • Xuất hiện hiện tượng thải ghép xương.

Nhưng cũng đừng qua lo lắng quá mức để có thể cải thiện triệu chứng này bạn nên chủ động tìm hiểu và trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về hội chứng bàn chân bẹt. Chủ động luyện tập các bài tập cải thiện khi có một số dấu hiệu nhẹ.

Ly Huỳnh 

Nguồn tham khảo: Vinmec.com 

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)