Nhà thuốc Hưng Thịnh

Quai bị là bệnh tuy dễ khỏi nhưng chúng ta vẫn không nên xem nhẹ. Bởi nó vẫn có nguy cơ biến chứng, thậm chí là dẫn tới vô sinh. Thế nên khi mắc bệnh, nhiều người đã tìm đến cách chữa quai bị theo y học cổ truyền.

Bài thuốc chữa quai bị theo y học cổ truyền hữu hiệu cho cả nhà 1Chữa quai bị theo y học cổ truyền hữu hiệu cho cả nhà mà không gây biến chứng.

Quai bị theo y học cổ truyền

Quai bị là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus. Bệnh đặc biệt hay gặp ở trẻ em tầm 5 – 15 tuổi, người lớn thì ít mắc phải. Triệu chứng của quai bị được chia làm hai thể như sau:

Thể nhẹ: Mang tai bị sưng đau 1 hoặc cả 2 bên. Khu vực má dưới tai đau và cũng dần sưng lên. Bệnh nhân không sốt hoặc có thể chỉ sốt nhẹ. Bệnh nhân quai bị theo y học cổ truyền có rêu lưỡi trắng mỏng và mạch phù. Nếu không phát sinh biến chứng thì thường sau tầm 4 – 5 ngày bệnh sẽ khỏi.

Thể nặng: Biểu hiện bên ngoài bệnh nhân là má sưng to, ấn đau và cứng. Ngoài ra còn bị khó há miệng, khó nuốt, sốt, đau đầu, lưỡi đỏ, rêu lưỡi có màu vàng… Theo y học cổ truyền, bệnh nhân lúc này có mạch Phù Sác hoặc mạch Hoạt Sác. Người mắc quai bị thể nặng có thể bị các biến chứng nguy hiểm: viêm màng não, vô sinh… Một bên tinh hoàn có thể sưng đỏ, gây đau đớn, có khi là cả hai bên. Sau tầm 10 ngày thì bệnh đỡ. Nhưng phải tầm 2 tháng sau bạn mới biết mình có bị teo dịch hoàn không.

Nguyên nhân gây quai bị theo y học cổ truyền

Quai bị theo y học cổ truyền có nguyên nhân là bởi ôn dịch xâm nhập phế vệ. Chúng vào thông qua đường mũi họng, nhưng phạm phải hai kinh thiếu dương đởm và dương minh vị. Kinh thiếu dương phụ trách khí phong mộc. Còn kinh dương minh phụ trách táo kim. Nếu tà phong nhiệt phạm vào hai kinh này sẽ làm uất kết vùng dưới tai, hàm và má.

Thứ hai là bởi can và đởm có mối liên hệ biểu lý. Khi kinh đởm tổn thương thì kinh can cũng ảnh hưởng gây nên. Tùy theo chứng trạng của quai bị theo y học cổ truyền mà ta có bài thuốc phù hợp.

Bài thuốc chữa quai bị theo y học cổ truyền hữu hiệu cho cả nhà 2Nguyên nhân quai bị theo y học cổ truyền là do ôn dịch xâm nhập phế vệ.

Bài thuốc chữa quai bị theo y học cổ truyền

Trong trường hợp bệnh nhân bị ôn độc nhẹ

Phép điều trị quai bị theo y học cổ truyền: Sơ tán phong tà hoạt huyết.

Bài thuốc sử dụng:Liên kiều bại độc tán.

  • 4 gram các vị: hồng hoa, cam thảo, kinh giới, xuyên khung.
  • 6 gram các vị: phòng phong, liên kiều, tô mộc, thăng ma.
  • 8 gram các vị: khương hoạt, cát cánh, độc hoạt, ngưu bàng tử, đương quy vĩ, sài hồ.
  • 12 gram thiên hoa phấn.

Cách sử dụng: Các vị thuốc trên sắc với 1.400 ml nước rồi lọc bỏ bã, lấy lại 200 ml nước. Uống ấm chia đều ra 6 lần trong một ngày. Ban ngày uống 5 lần, còn buổi tối uống 1 lần. Lưu ý với trẻ nhỏ phụ huynh cần cân nhắc liều lượng tùy độ tuổi.

Trong trường hợp bệnh nhân bị ôn độc nặng

Phép điều trị quai bị theo y học cổ truyền: Thanh hỏa giải độc tuyên tiết phong nhiệt.

Bài thuốc sử dụng: Phổ tễ tiêu độc ẩm.

  • 4 gram các vị: cam thảo.
  • 6 gram các vị: hoàng liên, trần bì.
  • 8 gram các vị: liên kiều, bản lam căn.
  • 10 gram các vị: cát cánh, thăng ma
  • 12 gram các vị: sài hồ, hoàng cầm, bạch cương tàm.
  • 16 gram các vị: huyền sâm, ngưu bàng tử, bạc hà tươi.

Cách sử dụng: Bạch cương tàm đem sao, còn bản lam căn ta đem tán bột mịn. Sau đó dùng những vị trên (trừ bản lam căn) đem đi sắc với 1.800 ml nước. Rồi ta đem lọc bỏ bã, chỉ lấy 250 ml nước. Nước này đem cho bản lam căn vào cùng đun sôi, khuấy đều. Mỗi ngày bệnh nhân chia đều 6 lần uống. Ban ngày uống 4 lần còn buổi tối thì uống 2 lần.

Bài thuốc dùng ngoài

Bệnh nhân chữa quai bị theo y học cổ truyền có thể dùng 1 trong những bài thuốc sau:

Bài 1: Dùng lá na, lá cà độc dược, lá gấc. Tất cả ta đem đi rửa sạch, giã nát rồi đắp vào nơi bị sưng đau.

Bài 2: Xích tiểu đậu chúng ta đem tán vụn. Sau đó thì trộn cùng lòng trắng trứng gà (hoặc mật ong) thành dạng hồ. Bệnh nhân dùng nó bôi đắp lên nơi sưng.

Bài 3: Tỏi mua về giã nát. Sau đó ta trộn cùng giấm thanh rồi bôi lên vùng tổn thương. Mỗi ngày làm như thế từ 2 – 3 lần.

Bài 4: Hạt cam thảo đem đi dây tán bột. Rồi chúng ta đem trộn với lòng trắng trứng gà và bôi lên chỗ sưng.

Bài 5: Đậu xanh, thiên hoa lấy phấn lượng bằng nhau đem tán bột. Sau đó đem hòa cùng nước ấm thành dạng bột để bôi lên nơi sưng. Mỗi ngày ta bôi khoảng 3 lần.

Bài 6: Nguyên liệu chính là đại hoàng 8 gram, xích tiểu đậu 20 gram, thanh đại 20 gram. Ta đem toàn bộ tán thành bột mịn. Cứ mỗi ngày 3 lần, ta dùng 5 gram bột trộn với lòng trắng trứng gà để bôi.

Bài 7: Đem đốt 3 – 4 hạt gấc thành than cùng 5 gram cói chiếu cũng thế. Sau đó lấy hai thứ trộn đều, hòa cùng dầu vừng. Rồi ta bôi lên chỗ viêm sưng để chữa quai bị theo y học cổ truyền.

Bài thuốc chữa quai bị theo y học cổ truyền hữu hiệu cho cả nhà 3Chữa quai bị theo y học cổ truyền vừa an toàn lại lành tính cho người sử dụng.

Hiện tại bệnh quai bị vẫn chưa có thuốc điều trị dứt điểm được. Thế nên chúng ta chỉ có thể trị quai bị bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên khi uống thuốc Tây thì ta đã phải lo lắng về những tác dụng phụ của chúng. Vậy nên bạn hãy chọn trị quai bị theo y học cổ truyền để chữa bệnh lành tính, hiệu quả. Lưu ý, dù bạn dùng phương pháp nào thì cũng cần phải thông qua sự tư vấn của bác sĩ để được điều trị hiệu quả nhất.

Thụy Anh

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)