Nhà thuốc Hưng Thịnh

Máu gồm có 3 thành phần chính là: Hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Trong đó bạch cầu vai đảm nhiệm vai trò miễn dịch, bảo vệ cơ thể. Mỗi một loại bạch cầu đều có cấu tạo và chức năng riêng. Vậy bạch cầu được chia thành mấy loại chính?

Để trả lời cho câu hỏi bạch cầu được chia thành mấy loại chính, các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của Nhà Thuốc Hưng Thịnh nhé.

Bạch cầu được chia thành mấy loại chính?

Bạch cầu là thành phần quan trọng của máu, có chức năng giúp cơ thể chống lại các tác nhân lạ.

Bạch cầu được chia thành 5 loại chính: Bạch cầu Lympho, bạch cầu Mono, bạch cầu ưa kiềm, bạch cầu ưa axit và bạch cầu trung tính. Mỗi loại bạch cầu đều có cấu tạo và cơ chế hoạt động riêng. Tuy nhiên các loại bạch cầu đều tham gia vào quá trình miễn dịch và bảo vệ cơ thể.

Bạch cầu được chia thành mấy loại chính? 1 Bạch cầu được chia thành mấy loại chính là câu hỏi nhiều người quan tâm

Hoạt động của các loại bạch cầu trong cơ thể

Khi các vi sinh vật xâm nhập vào các mô của cơ thể, bạch cầu trung tính và bạch cầu mono lập tức thực hiện chức năng bằng hoạt động thực bào. Nếu các vi khuẩn này thoát khỏi sự thực bào thì sẽ gặp hàng rào bảo vệ của bạch cầu Lympho B (tế bào B).

Cơ chế hoạt động của tế bào Lympho B là sự tương tác giữa kháng nguyên và kháng thể theo cơ chế chìa khóa – ổ khóa. Mỗi kháng nguyên chỉ kết hợp đặc hiệu với kháng thể tương ứng với nó. Trong đó:

  • Kháng nguyên là những yếu tố ngoại lai, có khả năng kích thích cơ thể tiết ra các kháng thể.

  • Kháng thể có bản chất là protein đặc hiệu do cơ thể, chúng được tiết ra để chống lại các kháng nguyên

Sau khi vi khuẩn, virus xâm nhập thoát khỏi hoạt động bảo vệ của tế bào B và lây nhiễm cho các tế bào khác, chúng sẽ tiếp tục bị tấn công bởi của tế bào Lympho T (tế bào T). Các tế bào T có khả năng nhận diện, sau đó tiếp xúc với tế bào bị nhiễm, tiết protein đặc hiệu làm thủng màng và phá hủy tế bào đó.

Bạch cầu được chia thành mấy loại chính? 2 Bạch cầu có chức năng bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại

Chỉ số WBC của bạch cầu là gì?

Trong các chỉ số liên quan đến bạch cầu thì chỉ số WBC là quan trọng nhất. Chỉ số WBC (White Blood Cell) được tính bằng số lượng bạch cầu có trong một thể tích máu. Mỗi một lứa tuổi sẽ có số lượng bình thường của bạch cầu khác nhau:

  • Trẻ sơ sinh 13000 – 38000/mm3.

  • Trẻ 2 tuần tuổi 5000 – 20000/mm3.

  •  Người trưởng thành 4500 – 11000/mm3.

  • Thai phụ trong thời kỳ tam cá nguyệt thứ 3 có số lượng bạch cầu trong khoảng 5800 – 13200/mm3.

Số lượng bạch cầu tăng cao

Nếu số lượng bạch cầu tăng cao, cơ thể có thể đang gặp một số tình trạng như:

  • Phản ứng dị ứng như cơn hen.

  • Những nguyên nhân làm tế bào chết như bỏng, đau tim hoặc chấn thương.

  • Tình trạng viêm: Viêm khớp dạng thấp, viêm ruột, viêm mạch máu…

  • Cơ thể bị nhiễm khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng.

  • Các bệnh bạch cầu.

  • Các thủ thuật, phẫu thuật khiến tế bào chết cũng có thể khiến số lượng bạch cầu tăng cao.

Bạch cầu được chia thành mấy loại chính? 3 Bạch cầu tăng cao khi cơ thể xảy ra tình trạng viêm

Số lượng bạch cầu giảm 

Các nguyên nhân gây ra tình trạng giảm số lượng bạch cầu là:

  • Cơ thể mắc các bệnh tự miễn như: Lupus và HIV.

  • Tổn thương tủy xương do hóa trị liệu, xạ trị hoặc tiếp xúc với các độc tố.

  • Do sử dụng một số loại thuốc điều trị bệnh đa xơ cứng, bệnh động kinh, chống trầm cảm, ức chế miễn dịch, kháng sinh…

  • Suy dinh dưỡng.

  • Rối loạn tủy xương.

Sơ lược về bệnh bạch cầu

Bệnh bạch cầu là bệnh ung thư máu bao gồm cả tủy xương và hệ bạch huyết. Nguyên nhân gây ra do sự tăng sinh quá mức của các tế bào bất thường ở tủy xương. Bệnh bạch cầu có nhiều loại, một số loại phổ biến ở người trưởng thành, một số khác thì hầu như chỉ xảy ra ở trẻ nhỏ.

Phân loại bệnh bạch cầu

Dựa vào loại bạch cầu bị tổn thương mà có thể chia bệnh bạch cầu thành 3 loại:

  • Bệnh bạch cầu Lympho: Bệnh bạch cầu này ảnh hưởng đến các tế bào bạch huyết từ đó ảnh hưởng đến chức năng tạo hạch bạch huyết và mô bạch huyết. Vì các mô bạch huyết có chức năng tạo ra hệ thống miễn dịch nên nếu các bạch cầu Lympho bị ảnh hưởng, cơ thể sẽ bị suy yếu và dễ mắc bệnh.

  • Bệnh bạch cầu tủy: Bệnh bạch cầu tủy ảnh hưởng trực tiếp đến các tế bào được sinh ra từ tủy là: Hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.

  • Bệnh bạch cầu mạn tính: Một số loại bệnh bạch cầu mạn tính được hình thành do tế bào tăng sinh quá mức hoặc có quá ít tế bào được sản xuất.

Bạch cầu được chia thành mấy loại chính? 4 Bệnh bạch cầu có các dấu hiệu không đặc trưng nên thường khó phát hiện

Các triệu chứng của bệnh bạch cầu

Tùy vào từng loại bệnh bạch cầu mà cơ thể có các triệu chứng khác nhau. Người bệnh nhân có thể không có biểu hiện trong giai đoạn đầu của bệnh. Ở các giai đoạn sau, bệnh thường có các dấu hiệu sau:

  • Sốt kèm ớn lạnh hoặc gai rét.

  • Cơ thể thường xuyên cảm thấy mệt mỏi.

  • Dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn.

  • Cơ thể gầy yếu, giảm cân ngoài ý muốn.

  • Xuất hiện các hạch bạch huyết, gan to hoặc lách to.

  • Dễ bị bầm tím, chảy máu cam.

  • Có tình trạng xuất huyết dưới da.

  • Cơ thể ra nhiều mồ hôi, đặc biệt là ban đêm.

  • Đau nhức xương khớp.

Các triệu chứng này không điển hình, dễ nhầm lẫn với các bệnh khác. Bệnh nhân nên chú ý đến sức khỏe để có thể nhận biết sớm các bệnh bạch cầu và điều trị kịp thời.

Các loại bệnh bạch cầu phổ biến

  • Bệnh bạch cầu cấp dòng Lympho (ALL): Đây là bệnh bạch cầu thường xảy ra ở trẻ nhỏ, một số ít trường hợp gặp ở người lớn.

  • Bệnh bạch cầu cấp dòng tủy (AML): Bệnh bạch cầu này có thể xảy ra ở cả người trưởng thành và trẻ nhỏ. Tuy nhiên bệnh này vẫn phổ biến ở người trưởng thành hơn.

  • Bệnh bạch cầu mạn dòng Lympho (CLL): Đây là bệnh bạch cầu mạn tính, phổ biến nhất ở người lớn. Tình trạng bệnh có thể tự tốt hơn sau vài năm không cần điều trị.

  • Bệnh bạch cầu mạn dòng tủy (CML): Loại bệnh bạch cầu này ảnh hưởng phần lớn đến người lớn. Người mắc bệnh bạch cầu mạn dòng tủy có thể không có bất kỳ triệu chứng nào trong nhiều tháng hoặc nhiều năm trước giai đoạn bệnh tiến triển nặng.

  • Một số loại bệnh bạch cầu khác: Một số bệnh bạch cầu khác thường hiếm gặp hơn bao gồm bệnh bạch cầu tế bào lông, hội chứng loạn sinh tủy.

Như vậy, bạch cầu được chia thành mấy loại chính? Bạch cầu có 5 loại chính, mỗi loại đều đảm nhận một vai trò riêng. Tuy nhiên các loại bạch cầu có thể kết hợp với nhau để đảm nhận chức năng bảo vệ cơ thể, chống lại các tác nhân gây bệnh. Hy vọng bài viết đã giúp các bạn trả lời được câu hỏi bạch cầu chia thành mấy loại chính. Chúc bạn luôn vui vẻ và đừng quên đừng quên theo dõi các bài viết khác của Nhà Thuốc Hưng Thịnh để cập nhập thêm kiến thức nhé.

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)