Nhà thuốc Hưng Thịnh

Mỗi năm ở châu Á ghi nhận được khoảng 68,000 ca mắc viêm não Nhật Bản. Với tỷ lệ tử vong cao tới 30%, chúng ta cần thực hiện tiêm chủng để phòng ngừa bệnh hiệu quả. Vậy viêm não Nhật Bản tiêm mấy mũi là đúng liều?

Phụ huynh có biết viêm não Nhật Bản tiêm mấy mũi là đúng liều 1Vùng màu nâu là nơi có nguy cơ viêm não Nhật Bản, vậy các phụ huynh có biết viêm não Nhật Bản tiêm mấy mũi để chích ngừa cho bé?

Viêm não Nhật Bản với nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cao

Thực tế ghi nhận phần lớn ca nhiễm virus viêm não Nhật Bản đều có các biểu hiện nhẹ như là sốt, đau đầu, bệnh nhân có khi không có triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên, có khoảng 1 ca/ 250 ca là có biểu hiện nặng với các triệu chứng như là đột nhiên sốt cao, đau đầu, cứng gáy, hôn mê, co giật… với tỷ lệ tử vong ở người mắc phải cao tới 30% trong số bệnh nhân có biểu hiện triệu chứng của bệnh.

Nguy hiểm không kém, với trường hợp những người sống sót thì cũng có tới 20 – 30% là mang di chứng về trí tuệ hoặc thần kinh như liệt, co giật hoặc thất ngôn…

Phụ huynh có biết viêm não Nhật Bản tiêm mấy mũi là đúng liều 2Dù thoát khỏi nguy cơ tử vong thì bé vẫn có thể mang theo di chứng như liệt.

Viêm não Nhật Bản tiêm mấy mũi là đúng liều lượng?

Trả lời cho câu hỏi viêm não Nhật Bản tiêm mấy mũi là đúng liều, chúng ta hãy cùng tham khảo nội dung lịch tiêm phòng viêm não Nhật Bản sau đây.

Để gây liều miễn dịch cơ bản cho người tiêm thì cần tiêm đủ 3 mũi vaccine viêm não Nhật Bản.Liều lượng tiêm 3 mũi này với trẻ em từ 12 – 36 tháng tuổi là tiêm khoảng 0.5 ml/ mũi, còn trẻ tầm 3 tuổi trở lên thì nên tiêm liều 1ml/ mũi. Đường tiêm là ở dưới da, trên mặt ngoài cánh tay.

Ngoài ra, chúng ta còn có liều tiêm phòng nhắc lại.Mũi vaccine viêm não Nhật Bản nhắc lại này cần tiêm liều 1ml/ mũi, sau khoảng 5 năm kể từ liều miễn dịch cơ bản nói trên.

Phụ huynh có biết viêm não Nhật Bản tiêm mấy mũi là đúng liều 3Tiêm đủ 3 mũi cơ bản và mũi nhắc lại để giúp con yêu tránh khỏi nguy cơ mắc viêm não Nhật Bản.

Vậy là chúng ta đã biết được viêm não Nhật Bản tiêm mấy mũi vaccine là đúng liều. Nếu đảm bảo đủ liều lượng tiêm nói trên thì căn bản cơ thể đã có được hệ miễn dịch phòng chống bệnh hiệu quả. Ngoài thông tin về viêm não Nhật Bản tiêm mấy mũi thì chúng ta cũng nên biết thêm về tác dụng phụ khi tiêm phòng viêm não Nhật Bản, cũng như là các đối tượng không nên tiêm phòng.

Một số đối tượng không nên tiêm phòng viêm não Nhật Bản

Theo thống kê từ Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương thì có một lượng tỷ lệ người nhất định có thể gặp tác dụng phụ sau khi tiêm viêm não Nhật Bản như là tại chỗ tiêm bị đau, sưng đỏ (5 – 10% người tiêm bị), hoặc một số trường hợp ít gặp là có thể bị sốt nhẹ, đau đầu và mệt mỏi.

Trước khi tiêm, bạn hãy tham khảo thông tin về một số đối tượng sau đây không nên tiêm phòng viêm não Nhật Bản:

  • Người có cơ địa mẫn cẩm với thiomersal hoặc với chế phẩm từ não chuột, có tiền sử dị ứng với tiêm phòng viêm não Nhật Bản.
  • Khi cơ thể đang sốt cao hoặc mắc các bệnh nhiễm khuẩn tiến triển.
  • Người đang mắc các bệnh về tim, gan, đái tháo đường nặng, các bệnh ác tính…
  • Trẻ em dưới 12 tháng tuổi và phụ nữ có thai cũng không được sử dụng vaccine này.
  • Người nhiễm HIV đã chuyển sang AIDS.

Chúng ta nên nắm được các thông tin liên quan về bệnh, cũng như là viêm não Nhật Bản tiêm mấy mũi để có thể chủ động hơn trong việc phòng tránh, bởi vaccine có hiệu quả bảo vệ lên đến 90%.

Thụy Anh

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)