Nhà thuốc Hưng Thịnh

Tiêm phòng uốn ván là một biện pháp an toàn và hiệu quả nhất đề phòng uốn ván rốn và hạn chế hiện tượng tử vong ở trẻ sơ sinh. Vậy bà bầu nên tiêm mũi 2 uốn ván khi nào?

Tác nhân gây bệnh uốn ván là gì?

Trước khi tìm hiểu bà bầu nên tiêm mũi 2 uốn ván khi nào, chúng ta cũng nên biết rõ tác nhân gây bệnh uốn ván là trực khuẩn uốn ván (Clostridium tetani), gram dương, di động tương đối trong môi trường yếm khí.

Bà bầu nên tiêm mũi 2 uốn ván khi nào 1Trực khuẩn uốn ván (Clostridium tetani), gram dương, di động tương đối trong môi trường yếm khí.

Trực khuẩn thường tạo nha bào hình cầu tròn ở dạng tự do hoặc ở một đầu của tế bào trực khuẩn có hình dùi trống. Vi khuẩn uốn ván chết ở 56°C, nhưng nha bào uốn ván rất bền vững. Nha bào còn khả năng gây bệnh uốn ván sau 5 năm tồn tại trong môi trường như đất, phân súc vật… Các dung dịch sát trùng như phenol, formalin có thể diệt nha bào sau 8 – 10 tiếng. Nha bào uốn ván có thể bị tiêu diệt sau khi đun sôi 30 phút.

Vi khuẩn uốn ván lây truyền qua vết thương, trong quá trình chăm sóc y tế không đảm bảo vệ sinh. Trẻ sơ sinh bị bệnh uốn ván là do nha bào uốn ván xâm nhập qua dây rốn trong khi sinh đẻ, cắt rốn bằng các dụng cụ bẩn hoặc sau sinh trẻ không được chăm sóc rốn sạch và băng đầu rốn bị cắt bằng băng không vô khuẩn. 

Tại sao bà bầu cần được tiêm phòng uốn ván?

Trực khuẩn uốn ván phát triển tại vết thương trong điều kiện yếm khí. Uốn ván (tetanus) là bệnh cấp tính, dấu hiệu co cứng đầu tiên thường xuất hiện ở cơ nhai, cơ mặt, cơ gáy và sau đó là cơ toàn thân. Trẻ sơ sinh mắc uốn ván có dấu hiệu bú kém, bỏ bú kể từ ngày thứ 3 sau khi sinh trở đi. Bệnh có thể gặp ở tất cả các lứa tuổi nhưng phổ biến và nghiêm trọng nếu trẻ mắc uốn ván sơ sinh. Hiện nay, bệnh uốn ván vẫn là một trong những bệnh có tỷ lệ tử vong cao.

Chính vì vậy, bà bầu cần chủ động phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này bằng cách tiêm phòng. Đặc biệt là tiêm mũi đầu tiên và tiêm mũi 2 uốn ván. Được biết, sau khi tiêm phòng uốn ván cho bà bầu, một thời gian sau, cơ thể mẹ sẽ sinh ra kháng thể chống uốn ván và kháng thể này sẽ được truyền sang thai nhi. Điều này có tác dụng bảo vệ cho mẹ và bé tránh được những trường hợp bị vi trùng uốn ván xâm nhập.

Bà bầu nên tiêm mũi 2 uốn ván khi nào 2Tiêm phòng uốn ván được xem là mũi tiêm quan trọng hàng đầu.

Trong 9 tháng 10 ngày của thai kỳ, để đảm bảo cho sức khoẻ của mẹ và sự phát triển của thai nhi, người mẹ phải tuân thủ chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt điều độ. Bên cạnh đó là việc tiêm phòng một số mũi tiêm cần thiết, trong đó, tiêm phòng uốn ván được xem là mũi tiêm quan trọng hàng đầu. Vậy bà bầu nên tiêm mũi 2 uốn ván khi nào các bạn đã biết chưa?

Bà bầu nên tiêm mũi 2 uốn ván khi nào?

Đối với những mẹ có thai lần đầu: Tiêm mũi thứ nhất khi có thai từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 5. Tiêm mũi 2 uốn ván từ tháng thứ 6 đến tháng thứ 7 của thai kỳ.

Đối với những mẹ có thai lần 2: Tiêm nhắc lại 1 mũi ở bất kỳ tháng nào, nhưng phải tiêm trước khi sinh 2 tuần.

Lưu ý: Trong thời gian mang thai, các mẹ nên tiêm 2 lần, khoảng cách giữa 2 lần tiêm ít nhất là 1 tháng. Khoảng cách mũi tiêm cuối cùng ở lần sinh thứ 1 không nên quá 5 năm so với mũi tiêm đầu ở lần sinh thứ 2. Nếu quá thời hạn, thai phụ sẽ phải tiêm 2 mũi đầy đủ như người mang thai lần đầu.

Bà bầu nên tiêm mũi 2 uốn ván khi nào 3Trong thời gian mang thai, các mẹ nên tiêm 2 lần, khoảng cách giữa 2 lần tiêm ít nhất là 1 tháng.

Tiêm phòng uốn ván có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Bên cạnh việc thắc mắc nên tiêm mũi 2 uốn ván khi nào, một số mẹ bầu còn có tâm trạng lo ngại trước thông tin trong vắc xin phòng uốn ván còn tồn tại một số sinh vật sống, nếu tiêm vào sẽ làm ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã thực hiện nhiều cuộc nghiên cứu và đưa ra kết luận vắc xin uốn ván hoàn toàn vô hại cho thai nhi và có lợi cho trẻ sơ sinh. Chính vì vậy, mẹ bầu có thể an tâm để tiêm phòng đầy đủ, nhất là lịch tiêm mũi 2 uốn ván.

Việc tiêm phòng uốn ván đảm bảo mẹ sinh kháng thể phòng bệnh, kháng thể qua nhau thai nên vừa có tác dụng bảo vệ cho mẹ, vừa có tác dụng bảo vệ trẻ em khỏi uốn ván rốn sơ sinh. Vì vậy, các mẹ hãy yên tâm tiêm phòng uốn ván ở tháng thứ 5 và tháng thứ 7 của thai kỳ để bảo vệ sức khỏe cho hai mẹ con và hạn chế hiện tượng tử vong do uốn ván sơ sinh nhé!

Vậy bà bầu nên tiêm mũi 2 uốn ván khi nào, việc tiêm mũi 2 uốn ván có vai trò quan trọng ra sao các bạn đã biết rồi phải không? Hãy lưu ý tuân thủ lịch tiêm phòng uốn ván đầy đủ để chủ động phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này nhé! Chúc các bạn có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn.

Linh Lê

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)