Nhà thuốc Hưng Thịnh

Áp xe amidan là tình trạng viêm hình thành do biến chứng của viêm họng liên cầu hoặc viêm amidan. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng khác.

Tình trạng viêm nhiễm tại hầu họng và amidan nếu không được chăm sóc cẩn thận rất có nguy cơ tiến triển thành áp xe amidan. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu rõ về triệu chứng, nguyên nhân và những phương pháp điều trị áp xe amidan để có cách xử trí phù hợp khi rơi vào tình trạng này nhé! 

Tìm hiểu chung về áp xe amidan 

Áp xe là thuật ngũ dùng để chỉ những tổ chức bị viêm nhiễm “phồng” lên thành một khối u mềm, chứa đầy dịch mủ bao gồm vi khuẩn, xác bạch cầu,…

Vậy áp xe amidan là gì? 

Áp xe amidan là một biến chứng của bệnh viêm họng liên cầu khuẩn hoặc viêm họng hạt, viêm amidan khi không được chăm sóc đúng cách. Đây là tình trạng sưng tấy và hóa mủ ở khu vực amidan do viêm nhiễm gây ra. 

Biến chứng của viêm amidan này thường gặp ở trẻ nhỏ, trẻ vị thành niên và cả người lớn vào mùa đông lạnh. Đó là thời điểm mà các bệnh liên quan đến viêm nhiễm đường hô hấp bùng phát mạnh do đợt không khí lạnh tràn về. 

Khi nào xuất hiện ổ áp xe ở amidan? 

Sau đợt viêm amidan cấp khoảng 5 – 7 ngày, các tác nhân gây nhiễm trùng mà phổ biến là liên cầu khuẩn beta tan huyết nhóm A có thể gây áp xe amidan. Các vi khuẩn kỵ khí xung quanh mô tế bào xung quanh vị trí amidan tấn công vào những tế bào này trong điều kiện viêm sẵn có, từ đó sinh mủ, tạo thành áp xe. 

Bên cạnh đó, một số yếu tố sau đây cũng làm tăng nguy cơ bị áp xe amidan sau những đợt viêm đường hô hấp cấp và mãn tính: 

  • Viêm amidan hốc mủ không được điều trị kịp thời. 

  • Nhiễm trùng các loại vi khuẩn kháng kháng sinh, không được tiêu diệt khỏi sau đợt điều trị trước đó. 

  • Nhiễm trùng răng miệng do thói quen vệ sinh răng miệng kém. 

  • Hiếm gặp hơn là tình trạng răng khôn mọc lệch dẫn đến sưng viêm, ổ viêm này lây lan sang amidan và hình thành áp xe. 

Ngoài ra, khói bụi, thuốc lá và ô nhiễm không khí cũng là những yếu tố làm tăng tỷ lệ mắc bệnh viêm amidan và các biến chứng của viêm amidan như áp xe. 

Những dấu hiệu nhận biết áp xe amidan 

Bởi áp xe amidan là một biến chứng của các tình trạng viêm cơ bản như viêm amidan, viêm họng hạt hay viêm amidan hốc mủ nên triệu chứng của áp xe amidan tương tự như các bệnh lý này. Để nhận biết áp xe amidan khác, bạn có thể dựa trên một số triệu chứng nhận biết áp xe ở giai đoạn sớm như sau: 

  • Đau họng dữ dội, kèm theo cảm giác đau lan đến tai và vùng góc hàm khi nuốt nước bọt. Đồng thời, ở góc hàm có thể quan sát thấy hạch nổi rõ. 

  • Sốt từ 39 – 40oC, mạch đập nhanh, người mệt mỏi, cảm giác như bị cúm. 

  • Lưỡi dày kèm theo hiện tượng giả mạc trắng đục, khô môi. 

Sau giai đoạn triệu chứng sớm này, khi ổ áp xe lớn dần sẽ gây ra hàng loạt triệu chứng khác như hơi thở có mùi hôi, khó nuốt và khối áp xe quá lớn sẽ làm bịt kín họng, miệng, gây khó thở. 

Bên cạnh những triệu chứng cơ năng này, khi thăm khám cho bệnh nhân có ổ áp xe amidan, bác sĩ còn quan sát thấy bề mặt amidan thường xuất hiện mủ trắng, đỏ, sưng tấy và niêm mạc phù nề lộ rõ. 

áp xe amidan

Sốt và các dấu hiệu nhiễm trùng khác cũng là dấu hiệu áp xe amidan

Biến chứng của áp xe amidan nếu không điều trị triệt để 

Bản chất của áp xe amidan thì không nguy hiểm, nếu chúng được kiểm soát đúng cách ngay từ đầu sẽ dần thoái lui. Tuy nhiên, tình trạng đáng quan ngại nhất là khi bạn không điều trị kịp thời, ổ áp xe phát triển lớn dẫn đến vỡ áp xe amidan (thông thường là 1 tuần sau khi hình thành áp xe nhưng không được điều trị can thiệp). Vỡ áp xe amidan sẽ gây ra những biến chứng nghiêm trọng như: 

  • Nhiễm khuẩn huyết ảnh hưởng đến hàng loạt cơ quan, tổ chức khác trong cơ thể. 

  • Phù nề thanh quản. 

  • Tổn thương thành động mạch cảnh trong. 

  • Viêm tắc xoang hang. 

  • Áp xe lan vào hệ thống hô hấp, đến phổi và trung thất, đe dọa đến tính mạng. 

áp xe amidan 2

Áp xe amidan nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời rất dễ gây biến chứng nguy hiểm

Phương pháp điều trị áp xe amidan 

Tùy vào tình trạng của ổ áp xe mà bác sĩ có thể có những chỉ định điều trị khác nhau, cụ thể như sau: 

  • Dùng thuốc kháng sinh, kháng viêm hạ sốt để giải quyết ổ nhiễm khuẩn và các triệu chứng do ổ nhiễm khuẩn này gây ra. 

  • Chích/rạch khối áp xe để dẫn lưu dịch mủ trong trường hợp áp xe amidan có mủ. Song song đó kết hợp với phương pháp điều trị bằng thuốc kể trên. 

Trường hợp viêm amidan lặp đi lặp lại thường xuyên và hoặc bị áp xe amidan tái phát, bệnh nhân có thể thảo luận với bác sĩ để cân nhắc phẫu thuật cắt bỏ amidan. 

Những biện pháp phòng tránh áp xe amidan 

Để phòng ngừa nguy cơ hình thành ổ áp xe ở amidan, bạn cần lưu ý: 

  • Điều trị triệt để tình trạng viêm họng, viêm amidan hay nhiễm trùng đường hô hấp khác. 

  • Tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ khi bị viêm amidan hay viêm họng. 

  • Tái khám sau khi viêm amidan có dấu hiệu thuyên giảm. 

  • Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là cổ họng vào mùa đông, ngày thời tiết lạnh. 

  • Ăn uống đầy đủ chất để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. 

  • Đeo khẩu trang khi ra ngoài, hạn chế tiếp xúc môi trường nhiều khói bụi hoặc khói thuốc lá. 

  • Đi khám bác sĩ ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ áp xe amidan. 

Nhìn chung, áp xe amidan là một biến chứng phổ biến sau đợt viêm amidan, viêm họng hạt hoặc viêm amidan hốc mủ. Vì thế, bạn cần chú ý quan sát và phát hiện các triệu chứng bất thường ở họng và đường hô hấp ngay khi đã khỏi bệnh, để kịp thời phát hiện áp xe amidan và có bước xử trí phù hợp nhé! 

Quỳnh Vi 

Nguồn tham khảo: Tổng hợp 

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

widget

Chat Zalo(7h30 - 22h00)

widget

090.213.2536(7h30 - 22h00)